Ý nghĩa của bát hương trên bàn thờ người Việt là gì?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Từ khóa: 

bát hương

,

văn hóa

,

lịch sử

,

văn hóa

Tôi nghĩ rằng chuyện thờ cúng cũng như là văn hóa thờ cúng từ lâu đời của người Việt để bày tỏ sự thành tâm, biết ơn tổ tiên và tâm sự những nguyện vọng, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho chúng ta được an yên và làm ăn phát đạt. 

https://cdn.noron.vn/2022/11/25/68308102943703038-1669367997.png
Trả lời

Tôi nghĩ rằng chuyện thờ cúng cũng như là văn hóa thờ cúng từ lâu đời của người Việt để bày tỏ sự thành tâm, biết ơn tổ tiên và tâm sự những nguyện vọng, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho chúng ta được an yên và làm ăn phát đạt. 

https://cdn.noron.vn/2022/11/25/68308102943703038-1669367997.png
Ở Việt Nam, vào thời Nho giáo du nhập, chữ hiếu được đề cao hàng đầu, cũng từ đó phong tục thờ cúng tổ tiên được hình thành. 
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình. 
https://cdn.noron.vn/2022/11/25/68308102943702987-1669367107.png
Trong mỗi gia đình, khi thờ cúng tổ tiên trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
https://cdn.noron.vn/2022/11/25/7f57021471da6f8e2ca1bc564f70c5ba-1669367149.jpg
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất, vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Nguồn: Văn minh vật chất của người Việt