Ý nghĩa biểu tượng quốc huy nước Mỹ?
văn hóa
,xã hội
Quốc huy của Hoa Kỳ là thiết kế có màu sắc chính thức hình ảnh mặt phải của Đại ấn Hoa Kỳ. Bản thân Đại ấn là đơn sắc, được sử dụng trong nhiều cơ quan chính phủ và con dấu của nhà nước. Hình ảnh này xuất hiện trên nhiều đối tượng như hộ chiếu, đồng tiền, các cờ khác nhau…
Chính giữa Quốc huy là hình ảnh Đại bàng đầu trắng với đôi cánh vươn cao. Đây là loài chim có sức sống dẻo dai cùng vẻ bề ngoài oai phong lẫm liệt, và đặc biệt chỉ có ở Bắc Mỹ, được chọn làm Quốc điểu, biểu tượng cho sức mạnh và tự do của nước Mỹ.
Phía trước ngực Đại bàng đỡ một lá chắn mang các yếu tố của Quốc kỳ Hoa Kỳ nhưng có khác biệt. Thứ nhất nó không có các ngôi sao trên đầu xanh và thứ hai, các sọc trắng và đỏ đảo vị trí so với trên Quốc kỳ để không vi phạm các quy tắc Huy hiệu học.
Hai chân Đại bàng giữ các biểu tượng của chiến tranh và hoà bình: chân phải giữ cành nguyệt quế tượng trưng cho hoà bình và chiến thắng vẻ vang; chân trái nắm chặt bó tên tượng trưng cho tinh thần hùng dũng quyết thắng mọi kẻ địch. Đầu đại bàng quay sang phía cành nguyệt quế nhưng đôi mắt vẫn liếc nhìn bó tên biểu tượng rằng Hoa Kỳ ưa chuộng hoà bình nhưng cũng sẵn sàng cho chiến tranh.
Miệng đại bàng ngậm dải ruy-băng viết tuyên ngôn bằng chữ La-tinh “E PLURIBUS UNUM” (Tiếng Anh: “Out of Many, One” nghĩa là “Muôn người như một”. “E PLURIBUS UNUM” được viết bởi triết gia Pierre Eugene du Simitiere, được đề nghị đặt trên Đại ấn của Hoa Kỳ năm 1776 và được chấp thuận năm 1782.
Phía trên đầu Đại bàng là một “vinh quang” với 13 ngôi sao sắp thành hình một ngôi sao 6 cánh trên nền xanh lam, tượng trưng cho tinh thần phồn vinh của nước Mỹ.
Để vinh danh 13 thuộc địa thành lập nên Hợp chúng quốc buổi sơ khai, con số 13 xuất hiện phổ biến trong Đại ấn:
13 ngôi sao “vinh quang” phía trên đầu đại bàng.
13 sọc trên lá chắn trước ngực.
13 mũi tên trong bó tên.
13 lá và 13 quả trên cành nguyệt quế.
13 chữ cái trong tuyên ngôn “E PLURIBUS UNUM" (dường như là ngẫu nhiên?).
Đại ấn (mà mặt phải là quốc huy) được tổng hợp các yếu tố từ 3 uỷ ban để đưa ra thiết kế cuối cùng bởi thư ký Charles Thomson ngày 20/06/1782 và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cùng ngày.
Hue Nguyen
Quốc huy của Hoa Kỳ là thiết kế có màu sắc chính thức hình ảnh mặt phải của Đại ấn Hoa Kỳ. Bản thân Đại ấn là đơn sắc, được sử dụng trong nhiều cơ quan chính phủ và con dấu của nhà nước. Hình ảnh này xuất hiện trên nhiều đối tượng như hộ chiếu, đồng tiền, các cờ khác nhau…
Chính giữa Quốc huy là hình ảnh Đại bàng đầu trắng với đôi cánh vươn cao. Đây là loài chim có sức sống dẻo dai cùng vẻ bề ngoài oai phong lẫm liệt, và đặc biệt chỉ có ở Bắc Mỹ, được chọn làm Quốc điểu, biểu tượng cho sức mạnh và tự do của nước Mỹ.
Phía trước ngực Đại bàng đỡ một lá chắn mang các yếu tố của Quốc kỳ Hoa Kỳ nhưng có khác biệt. Thứ nhất nó không có các ngôi sao trên đầu xanh và thứ hai, các sọc trắng và đỏ đảo vị trí so với trên Quốc kỳ để không vi phạm các quy tắc Huy hiệu học.
Hai chân Đại bàng giữ các biểu tượng của chiến tranh và hoà bình: chân phải giữ cành nguyệt quế tượng trưng cho hoà bình và chiến thắng vẻ vang; chân trái nắm chặt bó tên tượng trưng cho tinh thần hùng dũng quyết thắng mọi kẻ địch. Đầu đại bàng quay sang phía cành nguyệt quế nhưng đôi mắt vẫn liếc nhìn bó tên biểu tượng rằng Hoa Kỳ ưa chuộng hoà bình nhưng cũng sẵn sàng cho chiến tranh.
Miệng đại bàng ngậm dải ruy-băng viết tuyên ngôn bằng chữ La-tinh “E PLURIBUS UNUM” (Tiếng Anh: “Out of Many, One” nghĩa là “Muôn người như một”. “E PLURIBUS UNUM” được viết bởi triết gia Pierre Eugene du Simitiere, được đề nghị đặt trên Đại ấn của Hoa Kỳ năm 1776 và được chấp thuận năm 1782.
Phía trên đầu Đại bàng là một “vinh quang” với 13 ngôi sao sắp thành hình một ngôi sao 6 cánh trên nền xanh lam, tượng trưng cho tinh thần phồn vinh của nước Mỹ.
Để vinh danh 13 thuộc địa thành lập nên Hợp chúng quốc buổi sơ khai, con số 13 xuất hiện phổ biến trong Đại ấn:
13 ngôi sao “vinh quang” phía trên đầu đại bàng.
13 sọc trên lá chắn trước ngực.
13 mũi tên trong bó tên.
13 lá và 13 quả trên cành nguyệt quế.
13 chữ cái trong tuyên ngôn “E PLURIBUS UNUM" (dường như là ngẫu nhiên?).
Đại ấn (mà mặt phải là quốc huy) được tổng hợp các yếu tố từ 3 uỷ ban để đưa ra thiết kế cuối cùng bởi thư ký Charles Thomson ngày 20/06/1782 và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cùng ngày.
Hương Khánh Kim