Xung đột gia đình ảnh hưởng đến khả năng và nhận thức của trẻ như thế nào?
Cuộc sống hôn nhân dù bình yên, hạnh phúc đến đâu cũng sẽ có đôi lúc xảy ra những mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng. Tuy nhiên, nếu những xung đột, cãi vã không được sớm giải quyết và thường xuyên xảy ra thực sự sẽ trở thành vấn đề lớn, đặc biệt là gây ra nhiều tổn thương đến tinh thần của con cái. Vậy tại sao cha mẹ thường xuyên cãi nhau lại gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ?
gia_dinh
,xung_dot
,kha_nang
,nhan_thuc
,tre_nho
,tâm lý học
,giáo dục
,tâm sự cuộc sống
Cha mẹ bất hòa, đến đụng tay chân là câu chuyện không hề hiếm, thậm trí là nhiều, ám ảnh tuổi thơ nhiều bạn. Trong đó có cả mình.
.
Khi hai người mình yêu thương xung đột thì phản ứng bản năng con người trỗi dậy. Fight or flight. Hầu hết mình hồi bé rất sợ bố mẹ cãi nhau, đến giờ cx vậy nên chỉ biết trốn đi, thậm trí khi bố đánh mẹ thì mình đã bỏ nhà. Sau này mình mới hiểu ra đó là cơ chế tự nhiên "flight" của một cá thể tự nhiên. Bạn nào chống lại bằng cách "fight" như trong phim quả thực khiến mình nể phục. Sau lần mình bỏ nhà đi thì bố mình ko bao giờ dám làm lại vậy nữa...
.
Cá nhân mình nghĩ những đứa trẻ như mình sẽ không cảm thấy an toàn để bộc lộ cảm xúc, niềm vui, tình yêu như những bạn có gia đình yên ấm, vui tươi. Những người bạn như vậy khi có tình yêu thường rất lụy vì tuổi thơ thiếu thốn tình cảm được bộc lộ. (Yêu thực ra là tìm lại cảm giác được bé lại).
.
Một số thì sẽ nhiễm phải thói xấu. Các bé gái hay có xu hướng lấy người giống bố mình. Dù ông ấy có làm cô bé tổn thương hồi thơ ấu. Nhưng cảm giác đó cho thấy sự an toàn và thân thuộc.
.
Nói chung là rất mong các bạn học được những điều xấu trong hôn nhân của bố mẹ để về sau khi có gia đình thì không lặp lại và tạo cho con mình một mái ấm nhiều niềm vui và tình cảm nhé.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Minh Hiếu
Khánh Linh
Mình nghĩ là ảnh hưởng rất nhiều là đằng khác. Vì ở lứa tuổi này là quá trình nhận thức của trẻ đang phát triển, việc bị tác động tiêu cực ở thời điểm này sẽ dẫn đến việc hình thành tính cách và nhận thức về sau.
Chia sẻ một chút về câu chuyện của mình. Mình cũng lớn lên trong một môi trường có bạo lực gia đình, những suy nghĩ như "bố mẹ có ly hôn không?" "Khi nào thì cuộc chiến này kết thúc" hoặc suy nghĩ kết thúc cuộc đời không ít lần xuất hiện trong đầu mình. Cùng lớn lên trong một môi trường như thế, chị gái mình thì lại có xu hướng nổi loạn, thường xuyên bỏ nhà đi và lạm dụng bia rượu, hung hăng chống đối còn mình thì lại có xu hướng thu mình lại, tự ti hơn, dễ bị căng thẳng, luôn có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, cảm giác bất an, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Lớn lên khi nhận thức được những tiêu cực của bản thân nhưng để mà thay đổi được tính cách này thì thật sự rất khó
Theo mình, mâu thuẫn, bất đồng quan điểm trong cuộc sống hôn nhân là vấn đề không thể tránh khỏi. Bởi mỗi người sẽ có những quan điểm, ý kiến riêng biệt của mình. Tuy nhiên, nếu để những cuộc tranh cãi, bất hòa liên tục kéo dài và xảy ra một cách thường xuyên sẽ gây nên rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là tâm lý của con cái.
Cách tốt nhất để giúp trẻ giảm bớt các tổn thương, xoa dịu tâm trạng hiệu quả đó chính là khắc phục tốt các mâu thuẫn không đáng có trong gia đình, cha mẹ không nên cãi nhau trước mặt con cái, mình nghĩ điều này không quá khó để thực hiện. Đã là bậc cha mẹ thì chỉ một chút thay đổi này có đáng gì đâu nhỉ?
Minh Phương
Nguồn tham khảo:
The 5 Types of Children from Toxic Families – Psych2Go
psych2go.net
Nguyễn Hoài Giang
Cha mẹ nếu thường xuyên tranh cãi, chửi bới sẽ làm cho tâm trạng họ luôn trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi. Điều này vô tình khiến họ dần trở nên xa cách với con cái mình hơn, không còn dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và yêu thương con cái mình. Đứa trẻ sẽ dần chìm vào trong thế giới của riêng mình, nó không còn vui vẻ, năng động và muốn thổ lộ mong muốn của mình với những người xung quanh nhất là cha mẹ mình.
Đứa trẻ thậm trí sẽ gia tăng nguy cơ thù địch, chống đối, hung hăng nếu liên tục nhìn thấy cảnh cha mẹ cãi nhau, thậm chí là bạo lực. Khi cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi với nhau trước mặt con cái sẽ khiến cho trẻ mặc định rằng cãi nhau chính là cách tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề. Cũng chính vì thế mà trẻ nhỏ sẽ có nhiều xu hướng muốn bắt chước cha mẹ và tự giải quyết các vấn đề cá nhân của bản thân bằng việc liên tục tranh cãi, đánh nhau. Các hành vi kích động, hung hăng, chống đối này có thể khiến cho trẻ gặp phải nhiều rắc rối trong việc kết nối bạn bè, ảnh hưởng đến việc giao tiếp, học tập tại trường lớp.
Hoài Thương