Xử lí vết bỏng bô xe máy hiệu quả?

  1. Sức khoẻ

Khi bị bỏng ống bô xe, nếu sơ cứu và xử lý không đúng cách sẽ để lại vết sẹo xấu xí trên da. Có cách nào xử lí vết bỏng bô nhanh chóng và hiệu quả không?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Mình cũng từng bị bỏng bô, nhờ áp dụng theo những biện pháp này mà vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Các bạn có thể tham khảo phương pháp của mình dưới đây:

Bước 1: Cấp cứu bỏng hạ nhiệt kịp thời

Bước đầu tiên khi bị bỏng pô xe cần phải giảm nhiệt ngay bằng cách cho chân vào nước , Nếu không có nước thì mua ngay 1 chai nước suối lạnh ở hàng quán gần đó rồi đổ lên. Nếu hạ nhiệt được thì vết bỏng sẽ nông và không để lại sẹo nhưng phải thực hiện trong vòng 10 phút sau khi bị bỏng. Tuy nhiên, trong khâu hạ nhiệt cho vết thương cần phải chú ý chỉ nên ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề. Nếu ngâm nước hoặc chườm đá quá lâu sẽ làm vùng da bị hoại tử, khiến vết thương sâu hơn.

Bước 2: Làm sạch vết bỏng

Sau khi hạ nhiệt cho vết bỏng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot). Không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ. 

Bước 3: Điều trị vết thương

Sau khi đã làm sạch vết thương, nếu trong nhà có sẵn mật ong thì nạn nhân có thể dùng loại thảo dược này để bôi lên vết thương. Mật ong ngoài tác dụng kháng khuẩn tốt còn giúp vết thương mau lành hơn. Một số thuốc có tác dụng chữa trị bỏng bô khá tốt như Xethanol hoặc dầu mù u. Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau, nạn nhân có thể bôi vào vết thương ngay sau bước 2. Tốt nhất chỉ nên bôi Xethanol hoặc mù u trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị bỏng để hạn chế sẹo.

 Đối với vết bỏng nhẹ, nông thì người bị bỏng không cần chữa trị quá nhiều bước và phức tạp. Vết thương sẽ tự lành trong vòng 2 tuần và không để lại sẹo. Nạn nhân không nhất thiết phải băng bó vết thương, để vết thương tiếp xúc với không khí sẽ nhanh lành hơn. Cần hạn chế để vùng da tổn thương tiếp xúc với quần áo để tránh nhiễm trùng.

Đối với vết bỏng nặng hơn cần chú ý tuyệt đối không chọc vỡ bọng nước. Nhiều quan điểm cho rằng hành động này sẽ làm vết bỏng nhanh lên da non nhanh hơn. Thực tế thì ngược lại, các bong bóng nước là một cơ chế của cơ thể để bảo vệ vùng da bị tổn thương và nên được “vỡ tự nhiên”. Việc chọc vỡ có thể làm vết thương bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.

Khi có việc phải đi lại, nên băng vết bỏng lại bằng gạc mỡ vaseline giúp vết bỏng không bị dính vào gạc. Khi băng vết thương chỉ nên băng nhẹ, không được băng quá chặt hay kín vì có thể gây sừng hóa da non (sẹo nhăn nheo, sậm màu). Không dùng băng cá nhân hay gạc vải vì khi thay băng sẽ dính vào vết bỏng, làm bong tróc da. 

 Bước 4: Cách trị sẹo

Sau khi vết thương bắt đầu lên da non thì có thể trị sẹo bằng cách thoa vitamin E lên vết bỏng hoặc dùng nghệ. Nghệ được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng ngăn ngừa sẹo. Tuy nhiên, nếu bôi nghệ khi vết bỏng chưa lên da non sẽ làm vết thương bị sẹo đen bóng. 

Vì vây, chỉ được dùng nghệ để chữa sẹo khi vết thương đã lên da non ( kín miệng và có cảm giác ngứa). Và cần chú ý tránh tiếp xúc với ánh nắng sau 8h sáng vì tia tử ngoại trong ánh nắng có thể làm sẹo bị thâm.


Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với các bạn!



Trả lời

Mình cũng từng bị bỏng bô, nhờ áp dụng theo những biện pháp này mà vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Các bạn có thể tham khảo phương pháp của mình dưới đây:

Bước 1: Cấp cứu bỏng hạ nhiệt kịp thời

Bước đầu tiên khi bị bỏng pô xe cần phải giảm nhiệt ngay bằng cách cho chân vào nước , Nếu không có nước thì mua ngay 1 chai nước suối lạnh ở hàng quán gần đó rồi đổ lên. Nếu hạ nhiệt được thì vết bỏng sẽ nông và không để lại sẹo nhưng phải thực hiện trong vòng 10 phút sau khi bị bỏng. Tuy nhiên, trong khâu hạ nhiệt cho vết thương cần phải chú ý chỉ nên ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề. Nếu ngâm nước hoặc chườm đá quá lâu sẽ làm vùng da bị hoại tử, khiến vết thương sâu hơn.

Bước 2: Làm sạch vết bỏng

Sau khi hạ nhiệt cho vết bỏng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot). Không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ. 

Bước 3: Điều trị vết thương

Sau khi đã làm sạch vết thương, nếu trong nhà có sẵn mật ong thì nạn nhân có thể dùng loại thảo dược này để bôi lên vết thương. Mật ong ngoài tác dụng kháng khuẩn tốt còn giúp vết thương mau lành hơn. Một số thuốc có tác dụng chữa trị bỏng bô khá tốt như Xethanol hoặc dầu mù u. Các loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau, nạn nhân có thể bôi vào vết thương ngay sau bước 2. Tốt nhất chỉ nên bôi Xethanol hoặc mù u trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bị bỏng để hạn chế sẹo.

 Đối với vết bỏng nhẹ, nông thì người bị bỏng không cần chữa trị quá nhiều bước và phức tạp. Vết thương sẽ tự lành trong vòng 2 tuần và không để lại sẹo. Nạn nhân không nhất thiết phải băng bó vết thương, để vết thương tiếp xúc với không khí sẽ nhanh lành hơn. Cần hạn chế để vùng da tổn thương tiếp xúc với quần áo để tránh nhiễm trùng.

Đối với vết bỏng nặng hơn cần chú ý tuyệt đối không chọc vỡ bọng nước. Nhiều quan điểm cho rằng hành động này sẽ làm vết bỏng nhanh lên da non nhanh hơn. Thực tế thì ngược lại, các bong bóng nước là một cơ chế của cơ thể để bảo vệ vùng da bị tổn thương và nên được “vỡ tự nhiên”. Việc chọc vỡ có thể làm vết thương bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.

Khi có việc phải đi lại, nên băng vết bỏng lại bằng gạc mỡ vaseline giúp vết bỏng không bị dính vào gạc. Khi băng vết thương chỉ nên băng nhẹ, không được băng quá chặt hay kín vì có thể gây sừng hóa da non (sẹo nhăn nheo, sậm màu). Không dùng băng cá nhân hay gạc vải vì khi thay băng sẽ dính vào vết bỏng, làm bong tróc da. 

 Bước 4: Cách trị sẹo

Sau khi vết thương bắt đầu lên da non thì có thể trị sẹo bằng cách thoa vitamin E lên vết bỏng hoặc dùng nghệ. Nghệ được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng ngăn ngừa sẹo. Tuy nhiên, nếu bôi nghệ khi vết bỏng chưa lên da non sẽ làm vết thương bị sẹo đen bóng. 

Vì vây, chỉ được dùng nghệ để chữa sẹo khi vết thương đã lên da non ( kín miệng và có cảm giác ngứa). Và cần chú ý tránh tiếp xúc với ánh nắng sau 8h sáng vì tia tử ngoại trong ánh nắng có thể làm sẹo bị thâm.


Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với các bạn!



Cách nào thì cách, dù bỏng nặng hay nhẹ các bạn đừng nghe ai xui dại là dùng kem đánh răng nhé.

Mọi người nghĩ kem đánh răng có tính the mát nên bôi lên sẽ làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Nhưng trời ơi, sai lắm luôn nhé. Trong kem đánh răng có chứa kiềm, khi tiếp xúc với vết bỏngg sẽ dễ làm nhiễm trùng và vùng bị bỏng có triệu chứng đau, làm tăng mức độ bỏng và kéo dài thời gian điều trị thay vì "chữa" như nhiều người nghĩ đó.