Xu hướng thương mại điện tử nào sẽ lên ngôi trong năm 2022?
thương mại điện tử
,marketing
,kinh doanh và khởi nghiệp
,kinh doanh
À hôm trước có được nghe 1 ông bạn khá thân chia sẻ về Direct to customer (D2C) nên mình càng tin xu hướng thương mại điện tử này sẽ càng được phát triển hơn nữa trong năm 2022 và trong tương lai. D2C thì là mô hình kinh doanh phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng mà không cần đến các đơn vị trung gian. Barclay (một công ty của Anh quốc chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới) đã khảo sát và cho ra kết quả rằng hơn 70% tin rằng mô hình trực tiếp đến người tiêu dùng sẽ có lợi cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Ngoài ra xu thế sản xuất và tiêu dùng năm nay sẽ hướng đến bảo vệ môi trường xanh, sạch và bền vững rất nhiều nên Tiêu dùng xanh cũng sẽ được quan tâm hơn nữa. Cho bạn nào không biết thì Tiêu dùng xanh là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời cũng không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Mình tin là ngay cả hiện tại lẫn tương lai thì người dùng luôn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường đó.
Thành Công
À hôm trước có được nghe 1 ông bạn khá thân chia sẻ về Direct to customer (D2C) nên mình càng tin xu hướng thương mại điện tử này sẽ càng được phát triển hơn nữa trong năm 2022 và trong tương lai. D2C thì là mô hình kinh doanh phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng mà không cần đến các đơn vị trung gian. Barclay (một công ty của Anh quốc chuyên điều hành dịch vụ tài chính trên toàn thế giới) đã khảo sát và cho ra kết quả rằng hơn 70% tin rằng mô hình trực tiếp đến người tiêu dùng sẽ có lợi cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Ngoài ra xu thế sản xuất và tiêu dùng năm nay sẽ hướng đến bảo vệ môi trường xanh, sạch và bền vững rất nhiều nên Tiêu dùng xanh cũng sẽ được quan tâm hơn nữa. Cho bạn nào không biết thì Tiêu dùng xanh là hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời cũng không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Mình tin là ngay cả hiện tại lẫn tương lai thì người dùng luôn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường đó.
Hainamm
Hôm qua vừa mới đọc 1 bài báo về xu hướng thương mại điện tử 2022 xong thì hôm nay lên Noron lại gặp được đúng topic hahaa.
Mình ấn tượng nhất với Headless Commerce - kiến trúc TMĐT trong đó front-end được liên kết với back-end bằng API, giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh & cập nhật thông tin mà không gây ảnh hưởng đến giao diện người dùng hoặc các trang CMS.
Có thể bạn chưa biết là ông lớn Nike đã áp dụng xu hướng này từ rất sớm để xây dựng website, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng đấy. Và đương nhiên, hiện nay website của Nike có hơn 60 triệu lượt truy cập/tháng với tỷ trọng mua hàng trực tiếp tăng lên vô cùng đáng kể.
Huyền Hà
Trong thời kỳ dịch bệnh như này thì mình tin MGM/KOL/KOC sẽ càng lên ngôi hơn nữa, ảnh hưởng khá lớn đến thị trường Thương mại điện tử đấy, đặc biệt trên nền tảng tiềm năng như Tiktok hiện nay. Chắc thuật ngữ KOL không còn gì xa lạ với các bạn trẻ rồi nhưng mình vẫn sẽ điểm sơ lược 3 thuật ngữ này cho bạn nào chưa hiểu nha.
MGM: Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mới và ăn chia hoa hồng với doanh nghiệp.
KOL: Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh hưởng về một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.
KOC: Thật ra nếu nhìn tổng quát thì khá tương đồng với KOL. Tuy nhiên, KOC sẽ xuất phát từ khách hàng và tập trung bán hàng hơn. Ví dụ các reviewers trên TikTok...
Mình có tìm hiểu thì theo AsiaPac, các MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 80 đấy.
Lệ Thái
Mua trước - trả sau, Omnichannel, Thương mại xã hội (sử dụng các trang MXH như Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo,... làm phương tiện quảng bá, bán sản phẩm hoặc dịch vụ DN),... mình nghĩ đều sẽ có thể là xu hướng, thậm chí hiện tại đa số DN đều sử dụng các mô hình này rồi ấy chứ.