Xin xỏ chia sẻ ^_^

  1. Marketing

Hôm trước em có thấy dân tình chia sẻ cái clip thì không để ý lắm. Nay thấy bài báo mới ngẫm không biết có phải chiêu seeding của bên bán mặt nạ tảo biển nào không, mà tìm không ra tên.

Mà thôi kệ nó là vô tình hay hữu ý. Em chỉ muốn nói là thấy mấy trò tạo thảo luận/ tranh luận kiểu này lúc nào cũng siêu hữu ích cho việc làm viral thương hiệu/ sản phẩm nào đó..  Em là em thích cái trò này cực luôn ý, không biết mấy anh chị sao.  Có ai đã tạo thành công một cuộc thảo luận/ tranh luận trên MXH không, chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi được không ạ!!!


Từ khóa: 

marketing

,

social marketing

,

marketing

Cái hay của những thảo luận này là nó rất đời, rất gần gũi, rất mang hơi thở cuộc sống nên mọi người dễ bị cuốn theo và hùa theo để thảo luận; bởi ai cũng thấy mình có thể là một phần trong đó - ai cũng có thể thảo luận, ai cũng có thể share; ai cũng có thể đồng cảm . Nó rất phù hợp với social media, vì thế nó cang dễ tạo sự lan tỏa

Đỉnh cao của những người làm tốt dạng này chính là các chị, các mẹ bán hàng online & các bà mẹ bỉm sữa (từ hồi forum, webtretho cũng có rất nhiều thảo luận, câu chuyện như thế này) . Hiện giờ fb phổ biến, các mẹ bán hàng online trên fb nhiều nên rất biết cách tạo câu chuyện, từ insight những cộng đồng như webtretho hồi đó. Các mẹ biết được các trend, biết phụ nữ sợ xấu, thương con, sợ mất chồng, đồng cảm với các mẹ có chồng ngoại tình & ghét cay ghét đắng các con giáp thứ 13, phát cuồng vì trai đẹp & những thứ đáng yêu... Các mẹ cũng là những người rất nhẹ dạ cả tin, dễ tin những câu chuyện chưa được kiểm chứng : miễn nó hay, nó iu, nó đáng thương, nó đẹp, hoặc nó có ích giúp mình đẹp hơn, hoặc những thứ dọa dẫm đánh vào nỗi sợ hãi của các mẹ là các mẹ rất dễ chia sẻ; dễ tham gia ý kiến. Các mẹ trên social (và cả ngoài đời) dễ bị trái tim dẫn dắt hơn là các anh, các chồng (lý trí, đặt câu hỏi tại sao nhiều hơn trước các sự vật hiện tượng).

Vậy nên key point của những thứ này là:

  • Sản phẩm gần gũi, dễ nhận diện hoặc phải thật độc đáo
  • Câu chuyện đời, thật đời
  • Có người thật, việc thật kể chuyện (dù đôi khi đó là kịch bản)
  • Câu chuyện có tiết tấu; có mood : chọn mood gì là tùy vào kịch bản - miễn là nhắm đúng mấy insight đã kể ở trên
  • Chọn social đi trước, rồi lấy các thảo luận cho chạy PR - rồi lấy các bài PR promote quảng cáo --> Tạo trend

Hồi xưa lúc làm sp Game, mình từng chọn 1 vài nhân vật đại sứ (KOLs) có câu chuyện để match với định vị sản phẩm; rồi tạo câu chuyện - thảo luận xoay xung quanh nhân vật đó. Thảo luận thì rất tốt, trend nhân vật cũng tốt; nhưng hiệu quả với sản phẩm ko cao. Vì đôi khi người ta chỉ nhớ tới câu chuyện, tới nhân vật mà ko nhớ gì tới sản phẩm. Vì vậy mình mới đặt yếu tố sản phẩm lên đầu ở trên.

Đôi khi có câu chuyện, có thảo luận chưa chắc đã làm nên hiệu quả.


Trả lời

Cái hay của những thảo luận này là nó rất đời, rất gần gũi, rất mang hơi thở cuộc sống nên mọi người dễ bị cuốn theo và hùa theo để thảo luận; bởi ai cũng thấy mình có thể là một phần trong đó - ai cũng có thể thảo luận, ai cũng có thể share; ai cũng có thể đồng cảm . Nó rất phù hợp với social media, vì thế nó cang dễ tạo sự lan tỏa

Đỉnh cao của những người làm tốt dạng này chính là các chị, các mẹ bán hàng online & các bà mẹ bỉm sữa (từ hồi forum, webtretho cũng có rất nhiều thảo luận, câu chuyện như thế này) . Hiện giờ fb phổ biến, các mẹ bán hàng online trên fb nhiều nên rất biết cách tạo câu chuyện, từ insight những cộng đồng như webtretho hồi đó. Các mẹ biết được các trend, biết phụ nữ sợ xấu, thương con, sợ mất chồng, đồng cảm với các mẹ có chồng ngoại tình & ghét cay ghét đắng các con giáp thứ 13, phát cuồng vì trai đẹp & những thứ đáng yêu... Các mẹ cũng là những người rất nhẹ dạ cả tin, dễ tin những câu chuyện chưa được kiểm chứng : miễn nó hay, nó iu, nó đáng thương, nó đẹp, hoặc nó có ích giúp mình đẹp hơn, hoặc những thứ dọa dẫm đánh vào nỗi sợ hãi của các mẹ là các mẹ rất dễ chia sẻ; dễ tham gia ý kiến. Các mẹ trên social (và cả ngoài đời) dễ bị trái tim dẫn dắt hơn là các anh, các chồng (lý trí, đặt câu hỏi tại sao nhiều hơn trước các sự vật hiện tượng).

Vậy nên key point của những thứ này là:

  • Sản phẩm gần gũi, dễ nhận diện hoặc phải thật độc đáo
  • Câu chuyện đời, thật đời
  • Có người thật, việc thật kể chuyện (dù đôi khi đó là kịch bản)
  • Câu chuyện có tiết tấu; có mood : chọn mood gì là tùy vào kịch bản - miễn là nhắm đúng mấy insight đã kể ở trên
  • Chọn social đi trước, rồi lấy các thảo luận cho chạy PR - rồi lấy các bài PR promote quảng cáo --> Tạo trend

Hồi xưa lúc làm sp Game, mình từng chọn 1 vài nhân vật đại sứ (KOLs) có câu chuyện để match với định vị sản phẩm; rồi tạo câu chuyện - thảo luận xoay xung quanh nhân vật đó. Thảo luận thì rất tốt, trend nhân vật cũng tốt; nhưng hiệu quả với sản phẩm ko cao. Vì đôi khi người ta chỉ nhớ tới câu chuyện, tới nhân vật mà ko nhớ gì tới sản phẩm. Vì vậy mình mới đặt yếu tố sản phẩm lên đầu ở trên.

Đôi khi có câu chuyện, có thảo luận chưa chắc đã làm nên hiệu quả.