Xin tài trợ cho chương trình sinh viên?
university student
,event
,kiến thức chung
Hồi xưa nhóm tụi mình từng xin tài trợ thành công cho một chương trình hỗ trợ các sinh viên với khuyết tật tay chân. Chiến dịch đó cuối cùng cũng tương đối thành công. Theo mình thì khi xin tài trợ, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
1) Mục đích của chiến dịch: thường nếu nó là một mục đích nhân văn cao đẹp, thì các tổ chức, trường học sẽ dễ cân nhắc hơn.
2) Ngân quỹ của tổ chức, trường học mà bạn xin tài trợ: nên nhắm vào các trường tư, các tổ chức nào mà bạn tin là có nguồn lực tài chính vững mạnh (hồi đó mình học trường quốc tế nên ngân quỹ cũng khá ổn -> xin xỏ dễ).
3) Giá trị, lợi ích mà họ nhận được: khía cạnh này rất quan trọng, bạn cần chỉ rõ cho nhà tài trợ thấy lợi ích mà họ sẽ nhận lại được khi chi tiền cho chương trình của bạn (thường là lợi ích về hình ảnh thương hiệu của tổ chức họ).
Chúc bạn thành công!
Vũ Đức Dũng
Hồi xưa nhóm tụi mình từng xin tài trợ thành công cho một chương trình hỗ trợ các sinh viên với khuyết tật tay chân. Chiến dịch đó cuối cùng cũng tương đối thành công. Theo mình thì khi xin tài trợ, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
1) Mục đích của chiến dịch: thường nếu nó là một mục đích nhân văn cao đẹp, thì các tổ chức, trường học sẽ dễ cân nhắc hơn.
2) Ngân quỹ của tổ chức, trường học mà bạn xin tài trợ: nên nhắm vào các trường tư, các tổ chức nào mà bạn tin là có nguồn lực tài chính vững mạnh (hồi đó mình học trường quốc tế nên ngân quỹ cũng khá ổn -> xin xỏ dễ).
3) Giá trị, lợi ích mà họ nhận được: khía cạnh này rất quan trọng, bạn cần chỉ rõ cho nhà tài trợ thấy lợi ích mà họ sẽ nhận lại được khi chi tiền cho chương trình của bạn (thường là lợi ích về hình ảnh thương hiệu của tổ chức họ).
Chúc bạn thành công!
Hường Hoàng
Mình từng làm chương trình sinh viên, từng đi mời tài trợ và thấm nhuần 1 tư tưởng mà một người anh hơn 4 tuổi hồi đó có nói với mình khi lập hồ sơ mời tài trợ rằng : "chúng ta đi Mời tài trợ" chứ ko "Xin"
Việc "Mời" thể hiện cho việc hợp tác, win-win. Việc "xin" người ta dễ nghĩ tới "xin-cho" dẫn tới tâm thế và kết quả.
Thứ nhất là doanh nghiệp tài trợ đề đạt được các mục tiêu kinh doanh, quảng bá chứ không phải đi làm từ thiện nên sẽ ko có cơ chế "xin-cho"
Thứ 2 là bản thân sinh viên cũng cần ý thức được việc mình đang đi hợp tác, dù là ctr gì đi nữa thì cũng phải cân bằng lợi ích của doanh nghiệp , cần phải suy xét từ góc độ DN cần j để đề xuất các gói tài trợ, hợp tác và xác đinh đúng đối tượng Doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu phù hợp với khán giả mục tiêu chương trình của mình.
Khi chương trình của bạn lần đầu tổ chức, càng hãy quan tâm đến sự liên quan giữa khán giả mục tiêu của bạn liên quan như thế nào tới khách hàng mục tiêu, sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ đồng hành và xuất hiện như thế nào . Vi the, trong email, đừng đính kèm một cái bản hồ sơ mời tài trợ với các gói quyền lợi chung chung và một cái email chung chung.
Mình từng nhận khá nhiều email như thế, và mình gần như không đọc do các bạn còn không biết sản phẩm bên mình là gì và đề xuất cái gì cho mình.
Và như mình đã nói ở trên, Doanh nghiệp kinh doanh luôn phải cân đo đong đếm, cho dù là hoat động từ thiện cũng phải gắn với ý nghĩa, mục đích gì đó. Nên khi mình nhận được các lời đề xuất, mình muốn ưu tiên cho những người hiểu các bạn ấy đang làm gì , và hiểu cả đối tác các bạn ấy đang tiếp xúc là ai.