Xin hỏi rèn luyện tư duy sâu/tư duy phản biện như thế nào?
kỹ năng mềm
Bất cứ cái gì cũng thế, muốn trau dồi thì phải luyện tập nhiều lên. Tuy nhiên, cốt lõi của việc phản biện là nền tảng kiến thức, nếu không có kiến thức vững và chắc thì không thể phản biện được vì không có cơ sở hiểu biết về vấn đề mình đang nói, thế là lại thành ông nói gà bà nói vịt. Muốn trau dồi tư duy phản biện thì cách đầu tiên, cũng là cách dễ nhất và rẻ nhất, là đọc sách. Đọc nhiều sách lên, càng đa dạng thể loại càng tốt. Khả năng chọn lọc được đầu sách tốt chính là minh chứng cho tư duy phản biện, hiện nay mình thấy nhiều loại sách vớ vẩn, ve vuốt tâm hồn và không mang nhiều giá trị tri thức cứ được đọc nhan nhản, đọc nào thì cũng là đọc nhưng đọc có chọn lọc thì mới vận được vào người.
Tiếp theo đó là "thảo luận" hay "phản biện" được với chính tác giả thông qua vấn đề mà tác giả nêu ra trong sách. Sách có thể không luôn luôn đúng vì trí tuệ của con người cũng luôn có giới hạn, cần được cập nhật và làm mới thường xuyên, nên đọc sách mà phản biện được tác giả thì chứng tỏ nền tảng kiến thức của bản thân không tồi.
Cuối cùng, đứng trước mọi vấn đề hãy luôn đặt câu hỏi chứ đừng nhảy luôn vào kết luận. Ví dụ trên mạng thấy có vụ gì hot hot, thay vì nhảy vào bình phẩm như tất cả mọi người khác thì hãy yên lặng quan sát và đặt câu hỏi với tính xác thực của thông tin.
Làm được ba việc này thì bạn sẽ rèn được tư duy thôi. Nhưng nói trước là nó không hề dễ và một người có thể mất nhiều chục năm trong đời để học hỏi.
Lena Et Films
Bất cứ cái gì cũng thế, muốn trau dồi thì phải luyện tập nhiều lên. Tuy nhiên, cốt lõi của việc phản biện là nền tảng kiến thức, nếu không có kiến thức vững và chắc thì không thể phản biện được vì không có cơ sở hiểu biết về vấn đề mình đang nói, thế là lại thành ông nói gà bà nói vịt. Muốn trau dồi tư duy phản biện thì cách đầu tiên, cũng là cách dễ nhất và rẻ nhất, là đọc sách. Đọc nhiều sách lên, càng đa dạng thể loại càng tốt. Khả năng chọn lọc được đầu sách tốt chính là minh chứng cho tư duy phản biện, hiện nay mình thấy nhiều loại sách vớ vẩn, ve vuốt tâm hồn và không mang nhiều giá trị tri thức cứ được đọc nhan nhản, đọc nào thì cũng là đọc nhưng đọc có chọn lọc thì mới vận được vào người.
Tiếp theo đó là "thảo luận" hay "phản biện" được với chính tác giả thông qua vấn đề mà tác giả nêu ra trong sách. Sách có thể không luôn luôn đúng vì trí tuệ của con người cũng luôn có giới hạn, cần được cập nhật và làm mới thường xuyên, nên đọc sách mà phản biện được tác giả thì chứng tỏ nền tảng kiến thức của bản thân không tồi.
Cuối cùng, đứng trước mọi vấn đề hãy luôn đặt câu hỏi chứ đừng nhảy luôn vào kết luận. Ví dụ trên mạng thấy có vụ gì hot hot, thay vì nhảy vào bình phẩm như tất cả mọi người khác thì hãy yên lặng quan sát và đặt câu hỏi với tính xác thực của thông tin.
Làm được ba việc này thì bạn sẽ rèn được tư duy thôi. Nhưng nói trước là nó không hề dễ và một người có thể mất nhiều chục năm trong đời để học hỏi.
Đinh Chương
Tư duy phản biện nó là một kĩ năng, không phải xuất thân từ bản năng, nên phải học tập và rèn luyện nhiều.
Học cách tự đánh giá khách quan, khi đứng trước một nhận định, một vấn đề nào đó, bạn hãy nhìn nhận chúng dưới một góc nhìn không phải chỉ của riêng bạn. Nghĩa là, chúng độc lập và không bị tác động hay chi phối bởi các yếu tố cảm xúc hay tình cảm nào khác.
Hình thành lối tư duy ngược cũng là cách hữu hiệu để rèn luyện tư duy phản biện. Trước một vấn đề, một nhận định, việc đảo ngược tình huống sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách cặn kẽ hơn. Từ đó tìm ra đáp án nhanh hơn. Trường hợp đảo ngược nếu không đem lại kết quả đúng, chúng cũng giúp bạn một lần nữa tái khẳng định nhận định còn lại là đúng.
Sử dụng dẫn chứng thực tế sẽ giúp sự phản biện của bạn có sự chính xác cao, những minh chứng thực thế cho tạo sự khẳng định mạnh mẽ, rõ ràng cho quan điểm của bạn hơn. Bạn cũng nên sử dụng điểm này đặt ngược lại câu hỏi cho người đang phản biện với bạn như "Bạn lấy bằng chứng ở đâu để khẳng định điều đó"; "Có dẫn chứng nào cho thấy điều đó là đúng?",... Thông qua dẫn chứng cụ thể, ta có thể kết luận vấn đề mà ta đang nói tới để tăng tính thuyết phục, và đạt được sự tin tưởng của mọi người qua ý kiến của ta.
Không phải ai cũng có tư duy phản biện đâu, nên học cách này như cách để bạn đi trước mọi người vài bước, trong cuộc sống, công việc đều cần có kĩ năng này. Nên tự tin về những quan điểm của bản thân, nhưng núi cao rồi sẽ có núi cao hơn, đừng quá tự cao, nên tiếp tục trau dồi và học hỏi!
Trọng Nhân
- Tham gia các nhóm tranh luận - do trường hoặc các sự kiện tổ chức. Nếu không có hãy tự tìm một môi trường để mình có thể thực hành hằng ngày.
- Tìm hiểu nội dung cần tranh luận, người biết nhiều là người không sợ một cái gì cả, ngược lại người không biết thì nói gì cũng ngu ngơ, ú ớ, luôn không chắc chắn về quan điểm của mình.
- Just do itttttttttttt, có làm thì mới có ăn, đặc biệt là cái này rất cần thực hành thì mới hiệu quả được.
Việt Cường
Muốn bác bỏ logic của người khác thì chỉ có tìm tỏi kiến thức, xây dựng quan điểm bản thân và thực hành thôi. Thường mọi người từ bỏ hết ở giai đoạn "tìm tòi" rồi ai cũng lười, và không thể có tư duy phản biện. Cái này không tự nhiên mà có, mà nó đến từ sự chăm chỉ và luyện tập thôi.
Người ẩn danh
Biết cãi lại và cãi lại có nghiên cứu:)))
Quỳnh Hoa
Điều đầu tiên để nâng cao tư duy phản biện đó là học tập. Không ngừng trau dồi thêm kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề. Một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về vấn đề sẽ có được kỹ năng tự tin. Đó là điều cần thiết. Ngược lại, nếu thiếu kiến thức nền tảng hay kiến thức chung, tổng quát của vấn đề. Phản biện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Woo Map
Mình nghĩ 1 trong những điều tiên quyết và quan trọng nhất cho việc tư duy phản biện, hoặc tư duy sâu như cách bạn nói, là trước hết phải giữ 1 tinh thần cởi mở. Chúng ta cũng cần cố gắng hạn chế việc bám víu vào các định kiến/thành kiến của mình về thế giới xung quanh.
Mời bạn tham khảo 1 bài viết của mình tại link dưới đây, cũng nói về vấn đề tư duy phản biện. :D
Cách rèn luyện tư duy phản biện (Critical Thinking)
www.noron.vn
Nam Cung Minh Hồng
Bạn nên thử xem chủ đề hay lĩnh vực nào bạn yêu thích rồi tìm những bài viết về vấn đề đó, đọc các tư liệu xem bài viết đúng không và đưa ra những luận điểm phản bác lại (nhớ có chứng cớ xác thực), lâu dần hình thành thói quen phản biện thôi