Xin cho biết vắn tắt lịch sử hình thành Liên hiệp hiệp Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Những ai đã từng Tổng thư ký Liên hiệp quốc?
kiến thức chung
Theo thông tin từ mạng của Bộ Ngoại giao nước ta (;www.mofa.gov.vn) thì Liên hiệp quốc chinh thức ra đời vào ngày 24-10-1945 khi Hiến chương Liên hiệp quốc được Trung quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. Tên gọi “Liên hiệp quốc" đã được Tống thống Mỹ Franklin D.
Roosevell sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong “Tuyên ngôn của Liên hiệp quốc” vào ngày 1-1-1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít. Việc Liên hiệp quốc ra đời là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, như: vai trò kém hiệu quả của Hội Quốc Liên trong việc giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai cùng những hậu quả thảm khốc đối với loài người và nỗ lực lớn lao của các nước trong việc thiết lập một thể chế toàn cầu có vai trò hiệu quả hơn đối với hoà bình và an ninh quốc tế.
Sự thất bại của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên hiệp quốc) đã đặt ra yêu cầu phải thiết lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đống minh - Anh, Mỹ và Liên Xô - đã tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Tehcran (tháng 11-1943) và Yalta (tháng 2-1945). Nội dung trao đổi chính giữa Churchill. Stalin va Roosevelt bao gồm số phận châu Âu và tương lai của Liên hiệp quốc. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ chức Liên hiệp quốc tại Hội nghị Yalta mở ra khả năng hợp tác giữa các nước đồng minh trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại Yalta, ba cường quốc trên đã thống nhất với nhau về một số điểm then chốt trong việc thiết lập tổ chức Liên hiệp quốc. Đến Hội nghị Potsđam từ 17-7 đến 2-8-1945, ba cường quốc (thực chất chủ yến là Mỹ và Liên Xô, vì Anh đã bị suy yếu) thoả thuận thành lập cơ chế để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh, như vấn đề bồi thường chiến tranh của Đức và xác định lại biên giới các quốc gia. Hội đồng Ngoại trướng 5 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được thành lập.
Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị Yalta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị San Kranđsco tháng 4-1945 và dự thảo Hiến chương Liên hiệp quốc. Trên cơ sở Hiến chương, Tổ chức Liên hiệp quốc đã chính thức được thành lập với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập. Sự ra đời của Liên hiệp quốc đã chấm dứt hoàn toàn cơ chế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc châu Âu dựa trên cơ sở của Hội nghị Viên năm 1815. Cân bằng quyền lực trên cơ sở Liên hiệp quốc lá thế cân bằng linh hoạt dựa trên tương tác trong từng vấn đề giữa ba cạnh: hoà hợp quyền lực giữa 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (còn gọi là P5), tập họp các nước phương Tây/phát triển, tập hợp các nước Á-Phi-Mỹ La-linh/đang phát triển, trong đó tiếng nói của các nước P5 có trọng lượng đặc biệt. Theo Hiến chương Liên hiệp quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập Liên hiệp quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng Đầu là bảo đảm một nên hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hiệp quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu: (1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; (2) thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tác bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người va quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; (4) Xây dựng Liên hiệp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vi các mục tiêu chung.
Để bảo đảm Liên hiệp quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên hiệp quốc cũng quy định các nguyên tắc hoạt động cùa Tổ chức Liên hiệp quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm: (1) Binh đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) cấm đc doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. Các Tổng thư ký Liên hiệp quốc từ khi tổ chức này được thành lập gồm có:
* Trygvc Lie, người Na Uy, nhậm chức ngày 2-2-1946. Đag Hammarskj, người Thủy Điển, nhậm chức ngày 10-4-1953. U Thant, người Mianma, nhậm chức ngay 3-11-1961. Kurl Waldheim, người Áo, nhậm chức ngày 22-12-1971. Javicr Pcrcz Dc Cuillar, người Pê-ru, nhậm chức ngày 15-12-1981. Boutros Boutros Ghali, người Ai Cập, nhậm chức ngày 1-1-1992. Kofi Annan, người Gana, nhậm chức ngày 1-1-1997.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Phục Phúc Thảo