Xin cho biết các phương pháp diệt chuột và nơi nào có thể đến để tham quan về bẫy diệt chuột?
kiến thức chung
Chuột sinh sôi nảy nở hết sức nhanh chóng. Chẳng hạn một đôi chuột cống có thể sau một năm sinh ra một đàn con, cháu, chắt đông đến 800 con, sau 3 năm nếu không bị hạn chế sẽ có thể sinh ra 20 triệu con. Một con chuột sau một năm có thể ăn hết 20kg lương thực. Chuột có thể phá hoại hết một phần ba ruộng lúa một cách nhanh chóng. Không nên dùng bả hóa học để diệt chuột vì có thể gây chết chó mèo và cả ngưòi nữa. Cũng không nên bẫy bằng điện 220V vì gày chết ngưồi dễ như chơi. Chỉ có thể dùng các biện pháp bắt chuột, bẫy chuột hoặc dùng các loại bả sinh học. Đó là chế phẩm Biorat dùng loại vi khuẩn không gây hại cho các sinh vật khác. Nhiều loại bẫy chuột kim loại và tấm dính chuột đã không ngừng được cải tiến. Trong trưòng hợp cần thiết có thể dùng một số bả hóa chát như Warfarin 0,05% hoặc Brodiíacoum 0,005-0,01%, tốt nhất ỏ dạng thương phẩm như Klerat, Rat Killer (RAT-K). Thuốc RAT-K thuộc nhóm chống đông máu, gây xuất huyết nội tạng và chuột bị chết sau khi ăn mồi 2-3 ngày. Chỉ cần 1 gói 10g thuốc đủ trộn với 0,5-1 kg bả (thóc mầm, cua, tép...) là đủ diệt 300 chuột trên diện tích 2000-3000m2. Gần đây Trung Quốc làm ra "mèo điện". Đó là một bẫy điện thế chỉ đủ giết chuột chứ không đủ gây tác hại đến các sinh vật khác.
Đối vổi chuột hại lúa có thể tham khảo kết quả của Dự án Quản lý Chuột hại bằng Biện pháp Sinh thái do Cục Bảo vệ Thực vật phối hợp vôi Tổ chức CSIRO và Viện IRRI thực hiện trên quy mô lớn ở đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung. Dự án được xây dựng trên cơ sỏ hưởng đến quản lý chuột hại bằng hệ thống bẫy cây trồng cộng đồng và tổ chức các phong trào thu gom chuột; giảm việc sử dụng thuốc diệt chuột và không ảnh hưỏng đến môi trường. Phải chuẩn bị địa điểm, giống trong bẫy cây trồng sẽ được gieo trưôc so với trà lúa xung quanh 15-20 ngày. Dụ chuột vào bẫy ở giai đoạn mạ mộng và làm đòng. Gieo lúa trong bẫy trưốc vụ chuột cái chưa sinh sản, bỏi thòi kỳ này nếu bắt được mỗi con chuột cái bằng diệt được 30-40 con chuột ở thời điểm thu hoạch. Thòi điểm phòng trừ chuột là từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 7-8. Còn với bẫy cộng đồng phải phòng trừ cả vụ. Thực hiện thường xuyên và liên tục đặt bẫy đến khi quần thể chuột giảm hẳn. Tại một số vùng, sau mùa lũ kéo dài chỉ có thể thực hiện bẫy liên tục ở hai vụ sau mà thôi. Với vụ lúa sau lũ, muốn tiến hành sớm hơn đại trà 15-20 ngày thì bắt buộc phải dùng máy bơm, bơm nước ra, làm bờ đôi chắc chắn. Thực hiện theo nhóm nông dân có diện tích bẫy 500 đến 2.000m2, vổi bẫy 1.000m2 xung quanh đặt 8-10 bẫy lồng. Trước tiên đào xung quanh diện tích làm bẫy rãnh hoặc mương để chứa nước dẫn chuột vào ruộng lúa bằng bò đắp hoặc lội nước. Vải nylon là hàng rào có chiều cao 1m, may liẻn mép trên có luồn kẽm để buộc vào các cọc tre, mép dưổi chôn sâu vào đất, chiều cao nylon khi dựng xong khoảng 0,8m. Cọc tre có chiều cao 1,5m, cắm chặt vào đát 0,5171, cây cách cây 2,5m (cọc tre cắm phía bên trong bẫy, tránh chuột leo vào ruộng lúa). Tạo những bờ đi khoảng 0, 2m qua ngang mương để tạo đường đi cho chuột vào bẫy. Bẫy lồng đặt bên trong, chèn kín ở miệng, lót rơm để tránh lồng ưổt, mau hư.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp mièn Nam thì có 4 biện pháp để phòng chống chuột phá hại lúa:
- Biện pháp canh tác: Gieo sạ đồng loạt; hạn chế lúa chét; không để đất hoang hóa và nhiều lùm bụi; sau thu hoạch nên dọn sạch rơm rạ và đốt đồng để nhằm hạn chế nguồn thức ăn, nơi cư trú và sinh sản của chuột.
- Biện pháp cơ lý: Chủ động diệt chuột ngay từ đầu vụ bằng hệ thống bẫy cây trồng, bẫy rào cản, săn bắt thủ công (dùng nước hoặc đào hang săn đuổi). Dùng bẫy lồng, bẫy đập bằng cấc kiểu bẫy sáng tạo của nông dân đặt ở các đưòng đi của chuột khi phát hiện thấy chuột.
- Biện pháp sinh vật học: Bảo vệ các loài chim, thú, rắn... là các thiên địch của chuột để giữ cân bằng sinh thái. Cố gắng hạn chế sử dụng các hóa chất độc có hại cho ngưòi, súc vật và môi trưòng. Tăng cường nuôi các động vật như chó, mèo, trăn... ăn chuột.
- Biện pháp hóa học là biện pháp làm giảm mật số chuột tức thì, cần tiến hành đồng bộ trên diện tích rộng để diệt chuột triệt để hơn. Nhóm thuốc hóa học có thể sử dụng là Fokeba, Zinphos (nên hạn chế sử dụng vì rất độc). Hiện nay, nông dân diệt chuột phần lớn bằng các hợp chất đông máu như Brodiíacoum (tên thương mại Klerat, Forwarat), Bromadiolone {Killrat, Musal), Diphacinone (Yasodion), Warafin( Flocoumafen (Storm). Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng khi thật cần thiết và chỉ áp dụng một lần vào lúc lúa có đổng. Dùng thuốc xông hơi nên áp dụng cuối mỗi vụ lúa: tìm hang chuột còn hoạt động, dùng bột lưu huỳnh đốt và xông khói vào để giết chuột.
Gần đây lại nổi lên ồng Vua diệt chuột Trần Quang Thiều ỏ xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Tây. Đặc điểm của chiếc bẫy chuột của ông là có hình bán nguyệt với tính năng vượt trội
Nội dung liên quan
Yến Tâm