XH liệu quá đặt gánh nặng lên vai giáo viên khi cho họ là những người chịu trách nhiệm về sự phát triển xã hội và trí tuệ của học sinh hơn là phụ huynh?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Việc giáo dục bắt đầu từ khi em bé mới chập chững bước đi, chứ không phải đợi đến lúc các em đến trường, tiếp xúc với kiến thức. Những điều học được từ thời thơ ấu trở thành một phần tính cách và đặc điểm của một người nào đó. Do đó, những điều trẻ em học được từ cha mẹ của chúng có ấn tượng lâu dài đối với mọi người. Vì vậy, một lời khuyên là các bậc cha mẹ hãy cẩn thận trong việc dạy con mình những giá trị đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội. Bản chất trẻ em bắt chước các thành viên trong gia đình và do đó cha mẹ có thể dạy con mình cách trở thành thành viên tốt của xã hội bằng cách thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Hầu hết trẻ em vâng lời cha mẹ hơn bất kỳ ai khác và những chỉ dẫn mà cha mẹ đưa ra sẽ có cơ hội tốt hơn để trẻ nghe lời. Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có thể dành đủ thời gian cho con cái vì công việc kinh doanh bên ngoài gia đình ngày càng gia tăng của họ và đối với những học sinh đó, giáo viên đóng một vai trò quan trọng. 

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận vai tró của giáo viên trong việc hình thành đạo đức của con trẻ. Bởi vì trường học không chỉ là nơi dạy kiến thức mà còn là nơi giáo dục các em trở thành những công dân có ích cho xã hôi. Giáo viên cũng nên có ý thức tốt về việc này và góp sức với phụ huynh quan tâm đến con trẻ.

Trả lời

Việc giáo dục bắt đầu từ khi em bé mới chập chững bước đi, chứ không phải đợi đến lúc các em đến trường, tiếp xúc với kiến thức. Những điều học được từ thời thơ ấu trở thành một phần tính cách và đặc điểm của một người nào đó. Do đó, những điều trẻ em học được từ cha mẹ của chúng có ấn tượng lâu dài đối với mọi người. Vì vậy, một lời khuyên là các bậc cha mẹ hãy cẩn thận trong việc dạy con mình những giá trị đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội. Bản chất trẻ em bắt chước các thành viên trong gia đình và do đó cha mẹ có thể dạy con mình cách trở thành thành viên tốt của xã hội bằng cách thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Hầu hết trẻ em vâng lời cha mẹ hơn bất kỳ ai khác và những chỉ dẫn mà cha mẹ đưa ra sẽ có cơ hội tốt hơn để trẻ nghe lời. Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có thể dành đủ thời gian cho con cái vì công việc kinh doanh bên ngoài gia đình ngày càng gia tăng của họ và đối với những học sinh đó, giáo viên đóng một vai trò quan trọng. 

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận vai tró của giáo viên trong việc hình thành đạo đức của con trẻ. Bởi vì trường học không chỉ là nơi dạy kiến thức mà còn là nơi giáo dục các em trở thành những công dân có ích cho xã hôi. Giáo viên cũng nên có ý thức tốt về việc này và góp sức với phụ huynh quan tâm đến con trẻ.

Mình nghĩ trách nhiệm phát triển thuộc về mỗi cá nhân. Có nghĩa là ngoài trách nhiệm của cha mẹ, thầy cô, xã hội thì cũng cần tính đến trách nhiệm của bản thân học sinh nữa. Nếu thiếu ý thức vươn lên, nền tảng đạo đức yếu kém, ít có chí hướng học hỏi lại thích hưởng thụ và thiếu tinh thần phục thiện thì rất khó để giáo dục, đào tạo. Nếu từng đọc tác phẩm "Những tấm lòng cao cả", chúng ta sẽ thấy thậm chí trong môi trường cực kì nhân văn và lý tưởng cho giáo dục như vậy vẫn tồn tại học sinh ngỗ ngược, không thể cải tạo như Phờ-ran-ti.

Vậy nên thay vì ban "trái bóng trách nhiệm" qua lại thì gia đình, nhà trường, xã hội nên hợp tác để từng bước hướng dẫn, trao trách nhiệm định hướng và phát triển cuộc đời cho chính các em học sinh. Điều này là lành mạnh, tự nhiên, tất yếu. Không nên suy nghĩ theo kiểu "các em còn nhỏ hay chưa biết gì", vì đợi đến lúc "các em lớn và biết rồi" thì mọi chuyện đã lỡ làng. Đó là lý do vì sao làm giáo dục cần có tầm nhìn xa, biết đi trước đón bước người học để hướng dẫn, khuyến khích nhưng tuyệt đối không nên bước thay người học.

"Không ai sống giống ai trong cuộc đời này" vậy nên không ai sống hộ ai trong cuộc đời này được, dù đó là cha mẹ, thầy cô. Đó là quan điểm của mình.

Nói gì đi nữa thì cha mẹ mới chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục con trẻ. Chẳng phải trước khi đi học, cha mẹ là người dạy cho con mọi thứ hay sao? Ví dụ như thuở ấu thơ, chúng ta sẽ được dạy dỗ về cách chào hỏi sao cho lễ phép, xưng hô với mọi người như thế nào cho phải phép, ăn nói như thế nào cho đúng đắn,.. Nói chung là tất cả mọi quy tắc đạo đức mà một đứa trẻ lễ phép phải có. Hơn nữa, chúng học được các hành vi liên tục được củng cố khi ở gần cha mẹ và nó sẽ giúp tiến bộ trong tương lai một thời gian dài. Còn giáo viên, vai trò quan trọng của họ vẫn là truyền tải kiến thức đến các em chứ không phải là thay thế phụ huynh giáo dục trẻ nên người.