Xe tăng Đức có thực sự bá đạo trong thế chiến II ?
Dạo gần đây, khi lướt các bài và đọc dạo, qua một số bài ít ỏi về WWII và vũ khí, mình thấy không ít bạn có nhận định về sự bá đạo hay thậm chí bất bại của xe tăng Đức trong ww2, nhưng điều này có thực sự không, chúng ta hãy cùng trả lời nhé !
Như chúng ta đã biết vào đầu ww2, với ưu thế vượt trội về phương thức tác chiến hiện đại của quân đội Đức, và nổi trội nhất là Blitzkrieg các quân đoàn xe tăng siêu cơ động đã đem lại chiến thắng quá sức thuyết phục cho quân Đức. Từ đó tạo nên cảm giác rằng xe tăng đức mạnh vượt trội hoàn toàn quân Đồng minh.
Thế nhưng đó có vẻ không phải là sự thật:Xe tăng Đức vào đầu ww2 hoàn toàn không có sự vượt trội về vỏ giáp hay hỏa lực, thứ chúng vượt trội nhất lại là khả năng hiệp đồng từ điện đài được trang bị trên toàn bộ xe tăng, tính cơ động và tháp pháo 3 người, cùng với các tổ lái đước huấn luyện rất tốt.
- Về giáp thì thậm chí Panzer4 là một xe tăng hạng trung mà giáp còn kém cả H35 dù rằng H35 chỉ là một xe hạng nhẹ.Loại xe có giáp tốt nhất của Đức lúc đó lại là chiếc Stug giáp cũng chỉ 50mm. Để do sánh thì giáp của xe tăng hạng nặng B1 của Pháp có giáp đạt 60mm, chưa kể đến con quái vật mặt dày KV với giáp trước đạt 75mm.
- Về Hỏa lực cũng không phải là điểm mạnh của xe tăng Đức, họ thường xuyên gặp phải những mục tiêu không đủ hỏa lực để tiêu diệt. Tình trạng này kéo dài tới tận khi xâm lược Liên Xô khi đó họ gặp phải những con quái vật như T-34 hay KV.
Trận đánh ở Krasnogvardeysk (Gatchina) gần Leningrad (St Petersburg), cho thấy dù đã bắn trúng chiếc KV của Zinoviy Kolobanov tới 156 phát đạn đủ cỡ nhưng không một phát nào đủ sức hạ được KV của Liên Xô, có thể cho thấy yếu điểm về hỏa lực các xe tăng của Đức vào lúc này.Ưu thế đến từ kính ngắm thiết kế thông minh giúp xe đức có tỷ lệ bắn trúng trước cao hơn nhưng lại thiếu hỏa lực. Dù bắn trúng trước mà không hạ được thì cũng để làm gì?
Như kết quả của chiến dịch nước Pháp và giai đoạn đầu Chiến dịch Barbarossa cho thấy, xe tăng Đức tuy giáp yếu hỏa lực thì thiếu nhưng vẫn đem lại chiến thắng oanh liệt cho Hitler, làm nước Pháp đầu hàng chỉ sau vài tuần, đánh "tụt quần" quân đội Liên Xô giai đoạn này thắng nhưng gặp phải những điểm nhất quyết chống cự thì lại gặp khó khăn trong dứt điểm.
-Giai đoạn sau của ww2 xe tăng Đức tuy rằng khắc phục nhược điểm về giáp và hỏa lực, thế nhưng lại làm cho xe tăng trở nên quá nặng mất đi tính cơ động do xe không thể đảm bảo được tính năng kỹ thuật nữa. Xe tăng Đức trở nên đắt kinh khủng, mỗi xe thiệt hại là tổn thất quá cao so với Liên Xô/Đồng minh và góp phần không nhỏ cho chiến bại của nước Đức.
Ví dụ tiêu biểu nhất của thời kỳ này là Panther và Tiger: Tuy Tiger là xe tăng đắt tiền và nổi tiếng hơn, thế nhưng về cơ bản Tiger vừa đắt lại yếu hơn Panther dù chỉ xuất hiện hơn kém nhau 2 tháng. Cả hai xe đều nổi tiếng và độ khó tính kỹ thuật của mình làm cho xe tăng Đức sẵn sàng chiến đấu khi ra chiến trường chưa kịp đánh đã hỏng kha khá:-Như trận đánh quyết định tại cánh đồng làng Prokhorovka, lực lượng Đức ở đây có 15 xe tăng Tiger nhưng sẵn sàng chiến đấu chỉ có 5.-Cũng trong trận này cứ 28 xe Panther thì chỉ có 1 chiếc hoạt động tử tế mà không gặp lỗi kỹ thuật.
-Toàn bộ số Ferdinand được gửi tới tham chiến đều gặp lỗi kỹ thuật và đã chiến đấu không hiệu quả.Vâng toàn quái vật về thông số mỗi tội toàn khuyết tật không.
Nhìn chung xe tăng Đức khi thắng thì không mạnh, mà khi mạnh thì lại không thắng
Ảnh: Một sư đoàn tăng Đức gồm các loại PzII, PzIII đang tiến qua Ukraina đánh Liên Xô
Ảnh minh họa ko lên được nên anh em chịu khó tưởng tượng :v