Xác định các đơn vị ngữ pháp có trong câu sau Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh linh những người đã khuất?
Xác định các đơn vị ngữ pháp có trong câu sau Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh linh những người đã khuất?
giáo dục
Đơn vị ngữ pháp của một câu được xác định bằng hình vị, từ, cụm từ và câu.
Trong đó theo Cao Xuân Hạo, ông ủng hộ cách nói hình vị=âm tiết của Nguyễn Tài Cẩn.
Với Cao Xuân Hạo, âm tiết trùng với hình vị và trùng cả với từ. Nguyễn Thiện Giáp xác định từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền. Tuy nhiên không phải âm tiết nào cũng là từ và hình vị. Những âm tiết vô nghĩa không thể được coi là từ, càng không thể được coi là hình vị.
1. Hình vị=từ= có nghĩa.
Ví dụ: tiếng, nói, biết, công, đức,...
2. Từ: có nghĩa, chia làm 2 loại là từ láy và từ ghép
Ví dụ: ca dao, biết ơn, tiếng nói, tự hào,...
3. Cụm từ: Có 3 loại chính là cụm danh từ, cụm tính từ và cụm động từ. Ngoài ra còn có cụm phó từ.
Ví dụ: tiếng nói biết ơn, công đức tổ tiên, những người đã khuất.
4. Câu: Bao gồm chủ vị. Có ba loại gồm câu đơn, câu ghép, câu phức thành phần
4.1 Cụm CV chính: Ca dao//là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức tổ tiên và anh linh những người đã khuất?
4.2. Trong vị ngữ có thêm câu ghép đẳng lập:
tiếng nói biết ơn,//tự hào về công đức tổ tiên//và//anh linh những người đã khuất?
và là qht nói hai thành phần lại với nhau
(Đây là những gì mình còn nhớ, không chắc là đúng hoàn toàn vì mình học cũng khá lâu rồi)
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Cành Liễu Mành Bẻ Thuở Đương Tơ