Xã hội thế kỉ xxi tác động lên truyền thông như thế nào?
kiến thức chung
Thế giới xã hội trong thế kỷ XXI vừa là một hệ thống duy nhất vừa là một thế giới phân mảnh. Toàn cầu hóa được đánh dấu bằng sự căng thẳng giữa một mặt là sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ toàn cầu và mối quan hệ xã hội qua lại, và mặt khác là phân mảnh về văn hóa với chia rẽ về chính trị. Có thể định nghĩa thế giới là một hệ thống đơn nhất, nhưng một xã hội thế giới thì chưa tồn tại, và hội nhập hay quản trị toàn cầu hay thì không thể coi là điều hiển nhiên. Toàn cầu hóa là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thế giới đương đại. Nó được định nghĩa theo nhiều cách bổ sung cho nhau là “sự dồn nén thời gian-không gian” (Harvey, 1989), là “hành động từ xa” (Giddens, 1990), là “sự phụ thuộc qua lại ngày càng nhanh ” (Ohmae, 1990) và là “mạng lưới” (Castells, 1998). Chúng ta có thể định nghĩa nó là một hệ các quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau, nó gắn các cá nhân, nhóm, cộng đồng, nhà nước, thị trường, tập đoàn và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế vào những mạng lưới quan hệ xã hội phức tạp và tổng hợp hơn, đó là sự lớn mạnh của những mạng lưới phụ thuộc toàn cầu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự phổ biến của Internet đã thay đổi hoàn toàn diện mạo đời sống con người. Mặt khác, khi xã hội phát triển con người ngày càng có ít thời gian hơn dành cho những không gian chung mà không gian riêng ngày càng được đề cao. Internet đi vào mọi ngõ ngách và chi phối đời sống con người. Cái tôi cá nhân và nhu cầu được thể hiện quan điểm của bản thân ngày càng lớn. Đời sống vật chất nâng cao kéo theo đòi hỏi nhiều hơn về đời sống tinh thần. Nhu cầu văn hóa giải trí của con người cũng ngày càng nâng cao đòi hỏi một lượng thông tin lớn và có tính hấp dẫn và ngày càng chuyên biệt. Công chúng không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều nữa mà giờ đây còn trực tiếp tham gia vào quá trình truyền tải và xây dựng thông tin. Với sự ra đời của mạng xã hội thì không gian công ngày càng được mở rộng và tác động lớn tới đời sống con người. Sự phát triển đó mang đến sự giao thoa và hội nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau. Cơ hội để tiếp cận các nền văn hóa mới cũng trở nên dễ dàng hơn. Không còn tồn tại nhiều khoảng cách về địa lý. Giao thoa văn hóa là xu hướng chính của xã hội hiện đại thế kỷ XXI
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, xã hội Việt Nam đang có những biến động to lớn từ cấu trúc xã hội đến các yếu tố vật chất và phi vật chất trong mỗi cá nhân tham gia hoạt động xã hội. Báo chí truyền thông trong kỷ nguyên mới, vì thế không thể không ảnh hưởng theo.
Trong một môi trường văn hóa nông nghiệp từ ngàn đời, khi giao lưu hội nhập mạnh mẽ với thế giới, sự thay đổi của nhận thức, thói quen, hành động… của con người không theo kịp với sự thay đổi văn hóa. Khi văn hóa phương Tây ồ ạt du nhập vào Việt Nam đã gây ra một cú sốc khá mạnh cho người Việt nói chung và người Việt trẻ (những công dân của thế kỷ XXI). Cú sốc văn hóa này cũng gây ra những ảnh hưởng to lớn trong việc thay đổi quy trình cũng như cách thức truyền thông trong kỷ nguyên mới. Bởi, nhu cầu tiếp nhận và nhu cầu được định hướng của công chúng thế kỷ XXI đã có những thay đổi căn bản.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Lan Đan