Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
kiến thức chung
Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc (thế kỉ VIII – thế kỉ in TCN), người ta bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ có lưỡi cày, lưỡi cuốc bằng sắt, người ta có thể trồng trọt trên diện tích rộng hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú lớn hơn. Đồng thời, kĩ thuật sản xuất không ngừng được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.
– Những tiến bộ về công cụ, kĩ thuật sản xuất làm cho:
+ Diện tích gieo trồng ngày một mở rộng, năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng.
+ Xã hội có sự biến đổi sâu sắc:
• Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thếm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, baọ gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu, gọi là giai cấp địa chủ.
• Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa:
■ Một bộ phận giàu có đã trở thành giai cấp bóc lột.
■ Một số” khác vẫn giữ đựỢc ruộng đất để cởy cấy, họ là nông dân tự canh, ọó nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.
■ Số còn lại là những nông dân, rất nghèo, không có ruộng, hoặc có quá ít, buộc phải xin ruộng đất của địa chụ để cày cấy. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội mới này được gọi là những tạ điền hay nông dân lĩnh canh.
– Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện. Các điều kiện kinh tế – xã hội, hình thành ở Trung Quốc vào những thế kỉ cuối TCN, đã thúc đẩy sự thống nhất lãnh thổ và hình thành chế độ phong kiến.
Nội dung liên quan
Huỳnh Ánh Ngọc