Wikipedia có thật sự chính xác ?
giáo dục
Câu hỏi được gộp với Những nguồn thông tin nào là đáng tin cậy, Wikipedia có phải nguồn thông tin đáng tin cậy không?
Mình là người hoạt động đã từng khá có tiếng nói trên Wikipedia tiếng Việt, những năm đầu tiên của nó. Xin chia sẻ vài điều thế này.
ĐẦU TIÊN, các bạn hiểu như thế nào về Bách khoa toàn thư?
Bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới là Britannica đã có bề dày hơn 250 năm. Và khi chúng ta đọc nó, thứ mà chúng ta có chỉ là định nghĩa của các từ khoá.
Wikipedia, như tên gọi của nó, cũng là một bách khoa toàn thư, và vì thế nó không thể đi ra ngoài cái quy luật của bách khoa toàn thư: dùng để tra khảo các từ khoá.
Bách khoa toàn thư thật sự chỉ là nơi viết lại các định nghĩa theo cách hiểu của nhiều người nhất vào thời điểm đó. Điểm mấu chốt của vấn đề là: CÁCH HIỂU CỦA NHIỀU NGƯỜI.
Mình highlight nó để mọi người để ý.
Và vì nó là cách hiểu của phần lớn dân chúng, nên nó gần như là chân lý, và gần như không có khái niệm sai. Nếu nó chứa định nghĩa gì không đúng, thì có nghĩa là cách hiểu của phần lớn mọi người không đúng (hoặc là cái bách khoa toàn thư đó chưa cập nhật kịp).
Mình nói ở trên là về bách khoa toàn thư nói chung, chứ chưa đề cập riêng trường hợp của wikipedia.
THỨ HAI, nói về wikipedia. Nó là mở, và ai cũng có thể sửa chữa. Đó là cách tiếp cận mở, để kiến thức có thể lan rộng nhiều hơn và kiểm chứng kỹ hơn. Vì sẽ có nhiều người khác nhau đối chứng lại thông tin (và đặc biệt là định nghĩa).
Đó là một nỗ lực lớn và mang tính toàn cầu. Chúng ta không thể phủ nhận nó.
Tuy nhiên, vì ai cũng sửa được nên có rất nhiều người phá hoại. Và wikipedia phải dựa vào cộng đồng để giúp tránh được các phá hoại đó. Đó lại là một nỗ lực khác của rất nhiều người tình nguyện trên thế giới.
Nói tóm lại, wikipedia là một kho tri thức mà phụ thuộc rất nhiều vào người đóng góp. Và nó có được vị thế của ngày hôm nay là vì xã hội có nhiều người đóng góp chân chính hơn rất nhiều so với những người phá hoại.
Mình nói ở đây là wikipedia tiếng Anh. Còn bản tiếng Việt, rất tiếc là còn lâu mới bằng, vì người Việt có xu hướng: 1- thích xài free hơn là chia sẻ free, 2- thích quảng cáo hơn là chia sẻ tri thức thật sự, và 3- thích phá hoại rồi chọc cười wikipedia trên báo hơn là đấu tranh để chống phá hoại. (Điều này là thực tế đã diễn ra, mình nói để các bạn hiểu và cũng mong các bạn đóng góp cho sự đấu tranh của nó).
Tóm lại, tính mở của wikipedia thể hiện thái độ của cộng đồng về việc xây dựng bách khoa toàn thư, nếu người tốt nhiều hơn nhiều so với người xấu thì bách khoa toàn thư sẽ tốt lên và cung cấp thông tin hữu ích.
THỨ BA, lúc nãy mình có nói về định nghĩa nhiều người hiểu nhất, trên Wikipedia, định nghĩa này chỉ nằm ở khúc đầu của các bài viết (tức là không có nằm trong đề mục nào cả). Bạn phải hiểu cơ chế này để sử dụng.
Các bài báo tiếng Anh và cả báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học lớn thế giới đều có cùng một quan điểm về điều này. Là họ thường dẫn vào trong nội dung báo cáo rằng: "Theo Wikipedia thì cái này là thế này thế nọ".
Có 2 thứ được thể hiện trong những câu như vậy:
1- Các trích dẫn đến các bài báo và nguồn tham khảo uy tín khác thường chỉ trích dẫn nội dung, rồi sau đó để vào mục Tham khảo ở cuối báo cáo để ghi nguồn. Trong khi với trường hợp của Wikipedia thì họ ghi thẳng chữ "Theo Wikipedia" vào trong nội dung. Rõ ràng ảnh hưởng của Wikipedia lớn hơn rất nhiều.
2- Họ chỉ dùng Wikipedia để trích dẫn về định nghĩa của các từ khoá mà thôi.
Trong khi đó, nội dung trên wikipedia ngoài định nghĩa từ khoá còn có các nội dung bên lề của từ khoá đó. Các nội dung khác thường được rút trích từ các bài báo của những nơi khác, và khi đó Wikipedia trở thành nguồn tham khảo thứ cấp. Nếu các bạn muốn trích dẫn nội dung thứ cấp đó, các bạn phải tìm đến nội dung gốc mà trích dẫn. Và với việc Wikipedia thu thập sẵn rất nhiều nội dung gốc và tập hợp lại, thì bạn có thể dùng Wikipedia để tìm kiếm một cách dễ dàng.
Có một đặc điểm khá sai lầm của người Việt: là họ tham khảo rất nhiều đến những trang web khác trong các báo cáo khoa học (và trên cả Wikipedia tiếng Việt). Nhưng nước ngoài họ thường tham khảo sách và các báo cáo khoa học khác, vốn dĩ được tác giả nghiên cứu kỹ và có lý luận sắc bén kèm theo. Chính vì vậy mà các nguồn tham khảo trên Wikipedia tiếng Anh thường được đánh giá cao.
Cũng phải thôi, trong khi tiếng Việt được sử dụng bởi khoảng vài chục triệu người, thì tiếng Anh được dùng bởi gần 2 tỷ người.
CHUNG QUY LẠI, ý kiến của mình như sau:
- Wikipedia là bách khoa toàn thư mở, nó nên được sử dụng như là bách khoa toàn thư mà thôi: Dùng để kiểm tra định nghĩa mà nhiều người hiểu (nếu bạn muốn tìm định nghĩa theo khoa học thì hãy đến với từ điển)
- Nên sử dụng Wikipedia tiếng Anh thay vì tiếng Việt, vì cộng đồng người Việt nhỏ, và ý thức và đóng góp cũng chưa cao.
- Wikipedia là nguồn tham khảo thứ cấp cho các vấn đề còn lại, khi viết báo cáo khoa học thì các bạn nên tìm đến nguồn tham khảo gốc. Các bạn có thể tự search các nguồn đó, hoặc dùng Wikipedia vì nó đã tổng hợp giùm rồi, và nhớ ghi nguồn tham khảo gốc chứ không ghi "từ wikipedia". Báo cáo khoa học mà dùng nguồn thứ cấp là các bạn đã sai, chứ không phải lỗi của Wikipedia.
Nói chung, công cụ thì có sẵn, quan trọng là mình biết sử dụng công cụ sao cho hiệu quả thôi bạn ạ. Thân ái!
Kha Nguyen
Mình là người hoạt động đã từng khá có tiếng nói trên Wikipedia tiếng Việt, những năm đầu tiên của nó. Xin chia sẻ vài điều thế này.
ĐẦU TIÊN, các bạn hiểu như thế nào về Bách khoa toàn thư?
Bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới là Britannica đã có bề dày hơn 250 năm. Và khi chúng ta đọc nó, thứ mà chúng ta có chỉ là định nghĩa của các từ khoá.
Wikipedia, như tên gọi của nó, cũng là một bách khoa toàn thư, và vì thế nó không thể đi ra ngoài cái quy luật của bách khoa toàn thư: dùng để tra khảo các từ khoá.
Bách khoa toàn thư thật sự chỉ là nơi viết lại các định nghĩa theo cách hiểu của nhiều người nhất vào thời điểm đó. Điểm mấu chốt của vấn đề là: CÁCH HIỂU CỦA NHIỀU NGƯỜI.
Mình highlight nó để mọi người để ý.
Và vì nó là cách hiểu của phần lớn dân chúng, nên nó gần như là chân lý, và gần như không có khái niệm sai. Nếu nó chứa định nghĩa gì không đúng, thì có nghĩa là cách hiểu của phần lớn mọi người không đúng (hoặc là cái bách khoa toàn thư đó chưa cập nhật kịp).
Mình nói ở trên là về bách khoa toàn thư nói chung, chứ chưa đề cập riêng trường hợp của wikipedia.
THỨ HAI, nói về wikipedia. Nó là mở, và ai cũng có thể sửa chữa. Đó là cách tiếp cận mở, để kiến thức có thể lan rộng nhiều hơn và kiểm chứng kỹ hơn. Vì sẽ có nhiều người khác nhau đối chứng lại thông tin (và đặc biệt là định nghĩa).
Đó là một nỗ lực lớn và mang tính toàn cầu. Chúng ta không thể phủ nhận nó.
Tuy nhiên, vì ai cũng sửa được nên có rất nhiều người phá hoại. Và wikipedia phải dựa vào cộng đồng để giúp tránh được các phá hoại đó. Đó lại là một nỗ lực khác của rất nhiều người tình nguyện trên thế giới.
Nói tóm lại, wikipedia là một kho tri thức mà phụ thuộc rất nhiều vào người đóng góp. Và nó có được vị thế của ngày hôm nay là vì xã hội có nhiều người đóng góp chân chính hơn rất nhiều so với những người phá hoại.
Mình nói ở đây là wikipedia tiếng Anh. Còn bản tiếng Việt, rất tiếc là còn lâu mới bằng, vì người Việt có xu hướng: 1- thích xài free hơn là chia sẻ free, 2- thích quảng cáo hơn là chia sẻ tri thức thật sự, và 3- thích phá hoại rồi chọc cười wikipedia trên báo hơn là đấu tranh để chống phá hoại. (Điều này là thực tế đã diễn ra, mình nói để các bạn hiểu và cũng mong các bạn đóng góp cho sự đấu tranh của nó).
Tóm lại, tính mở của wikipedia thể hiện thái độ của cộng đồng về việc xây dựng bách khoa toàn thư, nếu người tốt nhiều hơn nhiều so với người xấu thì bách khoa toàn thư sẽ tốt lên và cung cấp thông tin hữu ích.
THỨ BA, lúc nãy mình có nói về định nghĩa nhiều người hiểu nhất, trên Wikipedia, định nghĩa này chỉ nằm ở khúc đầu của các bài viết (tức là không có nằm trong đề mục nào cả). Bạn phải hiểu cơ chế này để sử dụng.
Các bài báo tiếng Anh và cả báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học lớn thế giới đều có cùng một quan điểm về điều này. Là họ thường dẫn vào trong nội dung báo cáo rằng: "Theo Wikipedia thì cái này là thế này thế nọ".
Có 2 thứ được thể hiện trong những câu như vậy:
1- Các trích dẫn đến các bài báo và nguồn tham khảo uy tín khác thường chỉ trích dẫn nội dung, rồi sau đó để vào mục Tham khảo ở cuối báo cáo để ghi nguồn. Trong khi với trường hợp của Wikipedia thì họ ghi thẳng chữ "Theo Wikipedia" vào trong nội dung. Rõ ràng ảnh hưởng của Wikipedia lớn hơn rất nhiều.
2- Họ chỉ dùng Wikipedia để trích dẫn về định nghĩa của các từ khoá mà thôi.
Trong khi đó, nội dung trên wikipedia ngoài định nghĩa từ khoá còn có các nội dung bên lề của từ khoá đó. Các nội dung khác thường được rút trích từ các bài báo của những nơi khác, và khi đó Wikipedia trở thành nguồn tham khảo thứ cấp. Nếu các bạn muốn trích dẫn nội dung thứ cấp đó, các bạn phải tìm đến nội dung gốc mà trích dẫn. Và với việc Wikipedia thu thập sẵn rất nhiều nội dung gốc và tập hợp lại, thì bạn có thể dùng Wikipedia để tìm kiếm một cách dễ dàng.
Có một đặc điểm khá sai lầm của người Việt: là họ tham khảo rất nhiều đến những trang web khác trong các báo cáo khoa học (và trên cả Wikipedia tiếng Việt). Nhưng nước ngoài họ thường tham khảo sách và các báo cáo khoa học khác, vốn dĩ được tác giả nghiên cứu kỹ và có lý luận sắc bén kèm theo. Chính vì vậy mà các nguồn tham khảo trên Wikipedia tiếng Anh thường được đánh giá cao.
Cũng phải thôi, trong khi tiếng Việt được sử dụng bởi khoảng vài chục triệu người, thì tiếng Anh được dùng bởi gần 2 tỷ người.
CHUNG QUY LẠI, ý kiến của mình như sau:
Nói chung, công cụ thì có sẵn, quan trọng là mình biết sử dụng công cụ sao cho hiệu quả thôi bạn ạ. Thân ái!
Friendly Me
-Mình không nghĩ Wikipedia là nguồn thông tin đáng tin cậy bạn nhé.
-Vì nội dung trên Wikipedia dựa trên đóng góp tự nguyện từ người dùng, tuy nhiên, đây chính là điểm thông tin thiếu đi sự trung lập và tính xác thực. Khi thế giới bước sang nửa sau năm 2014, việc ghi nhận thông tin về các xung đột, tranh chấp tại các quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Các tổ chức đứng sau như Wikimedia Foundation, công ty quản lý bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn về thông tin mà mình đăng tải.
-Nó không phải một tờ báo hay một trang Bách Khoa toàn thư có độ chính xác cao, nó mang tính trung lập về một vấn đề. Và mình chỉ sử dụng để tham chiếu, tham khảo thôi. Bạn nên tham khảo thêm sách,... + kết hợp Wiki (vì vẫn có vài thông tin có xác thực )
Toan Huynh
Wikipedia là mở, ai cũng có thể viết được nên nó có một nguyên tắc quan trọng để tăng độ tin cậy: đó là dẫn nguồn đáng tin cậy :D
Các bài viết tốt trên wikipedia đều có dẫn nguồn, và thay vì bạn dùng wikipedia làm nguồn thì dùng luôn những nguồn wiki đã dẫn thì sẽ đạt độ tin cậy cao hơn.
Độ tin cậy của Wikipedia – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
Hue Nguyen
Theo mình thì Wikipedia là nguồn tham khảo thôi, chứ tin cậy thì chưa đủ. Vì mỗi khi tìm nội dung, mình vẫn phải tìm thêm từ các nguồn khác nữa.
!!!!!!!!!!!!!!!!!
Rukahn
Có nhưng chỉ sử dụng để đối chiếu và dẫn đến những nguồn tài liêu khác thôi vì wiki hoàn toàn có thể sửa đổi thông tin được trừ những bài đã khóa nội dung.
Cá nhân mình khi dùng wiki nhận thấy chỉ có thể dùng làm nguồn vs những mốc lịch sử cổ trung trở về trước và về những nhân vật ít có sự tranh cãi mà thôi
Nguyễn Quang Vinh
Wikipedia là Bách khoa toàn thư MỞ và mở thì tất nhiên độ tin cậy cần xem xét kỹ. Mình dùng Wiki để tham khảo, đây là trang là cái đầu tiên mình xem đầu tiên khi search Google nhưng cũng là cái cuối cùng mình dùng để trích dẫn. Đa phần mình tham khảo các khoản mục đc ghi chú là tham khảo từ đâu, xem xét nguồn đó ok thì chấp nhận. Còn những điểm như "cần dẫn nguồn" thì chỉ dùng để so sánh.
Nói chung, theo mình thấy thì thông tin trên Wikipedia khá ổn, đối với kiến thức thông thường, cũng như những kiến thức cần tìm trên Google thì có thể sử dụng. Nhưng nếu mang tính học thuật hoặc cần sự chính xác cao thì nên tham khảo các sách chuyên môn để đảm bảo sự chính xác nhất.
Mình cũng đang định viết bài cho Tinh Hoa VN nhưng chưa có nguồn tham khảo tốt, chỉ có trên Google nên còn chưa viết đây :D
Châu Anh
Lý do là vì Wikipedia bị đánh giá là một nguồn tư liệu không đáng tin vì ai cũng có thể sửa được.
Vì vậy, nếu không muốn bị ăn một con F từ thầy cô hay đặc biệt là bị K.O từ một ông ất ơ nào đó trên Facebook, đừng bao giờ ghi nguồn là Wikipedia. Tuy nhiên, việc trích nguồn từ các nguồn được trích trong Wikipedia là được phép nhưng bạn nên xác minh các nguồn đó trước. Đặc biệt, Wikipedia có 2 mục là 'Bài viết tốt'' và ''Bài viết chọn lọc'', là nơi tập hợp các bài viết tốt nhất của Wikipedia. Mục ''Bài viết chọn lọc'' là những bài viết chất lượng không khác gì một bài luận đạt điểm cao cả nên bạn có thể dùng tham khảo. Ghi nhớ tham khảo thôi chứ tuyệt đối không được trích nguồn làm tư liệu.
Người ẩn danh
Người ẩn danh
Ngọc Huy