Web 3.0: tầm nhìn mới cho tương lai hay chỉ là một giấc mơ viển vông?
web 30
,thế hệ we 30
,metaverse
,nft
,blockchain
,công nghệ thông tin
,marketing
,blockchain
Trước khi trả lời câu hỏi này thì mình nghĩ mọi người cũng cần thông tin về Web 1.0, web 2.0 và web 3.0 là gì. Điều này sẽ giúp bạn hiểu tại sao thuật ngữ này tồn tại và nó khác biệt ở điểm nào, nó có thật sự mang tính tầm nhìn hay chỉ là bánh vẽ.
1. Đầu tiên, Web 1.0 là gì? - Là hiển thị thông tin (Only-Read)
Ra đời vào những năm 1990 khi internet mới ra đời , Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên Web 1.0 căn bản chỉ là những dòng Text được gắn thêm các đường Link dẫn đến các bài khác. Người dùng hầu hết chỉ là những người tiêu thụ thông tin mà không thể tương tác với nội dung mình đọc được. Việc sáng tạo nội dung để đăng lên web cũng rất bị hạn chế vào thời điểm đó.
2. Web 2.0 là gì? là lúc chúng ta được trao đổi thông tin, sáng tạo nội dung
Chính là thế hệ web mà chúng ta đang dùng đấy ạ. YouTube, Facebook, Twitter, Wikipedia… là các đại diện tiêu biểu cho thế hệ web 2.0. Người dùng internet có thể tạo tài khoản trên các nền tảng, đưa ra bình luận, phản hồi về thông tin trên web một cách công khai
Tuy nhiên càng về sau, quyền lực càng được tập trung vào một vài ông lớn, Web 2.0 đang dần đi chệch hướng so với mục đích ban đầu của chúng. Các ông lớn công nghệ ngang nhiên khai thác thông tin cá nhân từ người dùng để kiếm lợi cho bản thân. Để sử dụng một dịch vụ của các nền tảng ở Web 2.0 ta thường phải cung cấp một lượng thông tin nhất định và đó đôi khi là rào cản với những ai muốn tiếp cận các tính năng bên trong. Những nội dung, thông tin được người dùng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi Facebook, Twitter,... có thể dễ dàng xóa bài viết hoặc khóa tài khoản của một cá nhân nào đó.
3. Web 3.0 là gì? Là sự chuyển giao giá trị
Theo CNN, web 3.0 cho phép tạo ra nội dung và phân phối nội dung một cách phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể tới người dùng internet. Các trang web sẽ xử lý thông tin một cách thông minh gần giống con người, thông qua các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), dữ liệu lớn (big data), công nghệ sổ cái phi tập trung (blockchain)…
Web 3.0 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.
Những thứ Web 3.0 hướng tới
Mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia
Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến lòng tin
Người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình
Không thể bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào đó
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
Không yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng.
Nhìn vào các đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tương sự tương đồng giữa những thứ mà Web 3.0 mang lại và blockchain. Blockchain là một phần không thể thiếu trong sự hình thành của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web 3.0 và nhờ Web 3.0 mà Blockchain có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Crypto chỉ là một ứng dụng được khám phá đầu tiên trong nhiều ứng dụng mà Web 3.0 có thể làm được, trong tương lai sẽ có tác động thay đổi nhân loại như Web 2.0 đã từng và thậm chí còn hơn.
Web 3.0 được những người ủng hộ kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề của web 2.0, nhất là quyền sở hữu thông tin.Và như bạn Thu Huyền có nói khái niệm gắn bó với Web 3.0 là metaverse và NFT.
Tiềm năng của Web 3.0
Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những cánh cổng lớn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới.
Tận dụng tối đa sức mạnh của Blockchain. Việc áp dụng công nghệ blockchain với việc loại bỏ yếu tố lòng tin, tính minh bạch, loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trong giao dịch đem tất cả lên On-chain đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời.
Hạn chế của Web 3.0
Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai với nhiều hạn chế phần lớn thì nó bắt nguồn từ những vấn đề cót lõi của các mạng blockchain hiện tại:
Vẫn còn một khoảng cách lớn giữ Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý,...
Vấn đề chi phí, để đăng tải một bài viết lên không gian blockchain không hề rẻ. Dù các chain đang khẳng định có thể xử lý vấn đề phí gas của Ethereum, tuy nhiên họ sẽ phải hi sinh một vài khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề phi tập trung
Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì những kiến thức mới
Tính tiếp cận đến với người dùng còn thấp so với các các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0
Về mặt lý thuyết và trường hợp lý tưởng là nơi giá trị được phân bổ đều. Tuy nhiên những vấn đề về DAO (các tổ chức tự trị) vẫn chưa có lời giải hợp lý.
Các mảnh ghép quan trọng của Blockchain trong Web 3.0
Hạ tầng: Là nhóm sản phẩm được đầu tư lớn, bài bản và nhu cầu luôn rất ổn định vì hầu hết các sản phẩm đều phải xây dựng trên nền tảng của họ (Blockchain nền tảng, Oracle, lưu trữ phi tập trung, truy vấn dữ liệu, Host Server...)
Ứng dụng đời sống: Đây là lớp sát với user nhất và mục đích của nó là đem Web 3.0 đến gần với người dùng. Có thể kể đến các mạng xã hội phi tập trung, các ứng dụng chơi game, nghe nhạc, sáng tạo nội dung…
Xu thế Web 3.0
Mọi người thường nghe nhiều đến từ khoá Web 3.0 trên các mạng xã hội, các group thảo luận. Web 3.0 từ đó hiện lên như một thứ gì đó rất mới, tiềm năng và có thể ngay lập tức xuống tiền để không bị mất cơ hội. Về cơ bản, những người tham gia sử dụng các Dapp, các blockchain là đã tham gia vào mạng lưới Web 3.0. Các sản phẩm mới thường lấy từ khoá “Web 3.0” để làm hào nhoáng cho dự án của mình, nói chung là thị trường này vô cùng ảo diệu nên mọi người suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ aciton gì.
Web 3.0 là một chủ đề rất rộng, khó nói hết được nó ưu điểm, hạn chế, cơ hội hay giấc mơ.
Các ông lớn công nghệ như Google, Amazon, Apple, Meta (Facebook)… đều có những bước xây dựng hoặc chuyển đổi sản phẩm thành các ứng dụng của thế hệ internet thứ ba này, chỉ có Elon Musk - Ông chủ của Tesla có sự nghi ngờ với công nghệ này ở thời điểm hiện tại. Vậy nên web 3.0 là tương lai hay giấc mơ viển vông thì quan điểm của cá nhân mình đoán mò rằng đây sẽ là tương lai:).
Đoán vậy thôi chứ mình cũng đặt gạch ngồi hóng cao nhân phân tích.
Mình chỉ cung cấp thông tin về các thế hệ web thôi, còn việc nhận định, đánh giá thì để các chuyên gia:)))))))).
Hải Long
Trước khi trả lời câu hỏi này thì mình nghĩ mọi người cũng cần thông tin về Web 1.0, web 2.0 và web 3.0 là gì. Điều này sẽ giúp bạn hiểu tại sao thuật ngữ này tồn tại và nó khác biệt ở điểm nào, nó có thật sự mang tính tầm nhìn hay chỉ là bánh vẽ.
1. Đầu tiên, Web 1.0 là gì? - Là hiển thị thông tin (Only-Read)
Ra đời vào những năm 1990 khi internet mới ra đời , Web 1.0 đã tạo ra một nơi giúp người dùng có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên Web 1.0 căn bản chỉ là những dòng Text được gắn thêm các đường Link dẫn đến các bài khác. Người dùng hầu hết chỉ là những người tiêu thụ thông tin mà không thể tương tác với nội dung mình đọc được. Việc sáng tạo nội dung để đăng lên web cũng rất bị hạn chế vào thời điểm đó.
2. Web 2.0 là gì? là lúc chúng ta được trao đổi thông tin, sáng tạo nội dung
Chính là thế hệ web mà chúng ta đang dùng đấy ạ. YouTube, Facebook, Twitter, Wikipedia… là các đại diện tiêu biểu cho thế hệ web 2.0. Người dùng internet có thể tạo tài khoản trên các nền tảng, đưa ra bình luận, phản hồi về thông tin trên web một cách công khai
Tuy nhiên càng về sau, quyền lực càng được tập trung vào một vài ông lớn, Web 2.0 đang dần đi chệch hướng so với mục đích ban đầu của chúng. Các ông lớn công nghệ ngang nhiên khai thác thông tin cá nhân từ người dùng để kiếm lợi cho bản thân. Để sử dụng một dịch vụ của các nền tảng ở Web 2.0 ta thường phải cung cấp một lượng thông tin nhất định và đó đôi khi là rào cản với những ai muốn tiếp cận các tính năng bên trong. Những nội dung, thông tin được người dùng tạo ra nhưng lại không thuộc quyền sở hữu của họ khi Facebook, Twitter,... có thể dễ dàng xóa bài viết hoặc khóa tài khoản của một cá nhân nào đó.
3. Web 3.0 là gì? Là sự chuyển giao giá trị
Theo CNN, web 3.0 cho phép tạo ra nội dung và phân phối nội dung một cách phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể tới người dùng internet. Các trang web sẽ xử lý thông tin một cách thông minh gần giống con người, thông qua các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), dữ liệu lớn (big data), công nghệ sổ cái phi tập trung (blockchain)…
Web 3.0 là phiên bản được ra đời để giải quyết các vấn đề của Web 2.0. Với Web 3.0, quyền lực được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng chính là người sở hữu cho thông tin của mình và không thể bị can thiệp bởi bất kỳ ai. Việc không phải chịu những hạn chế của Web 2.0 cũng là tiền đề để mở ra một kỉ nguyên mới khi người dùng có thể chuyển giao giá trị trên Web một cách tự do và không cần quá nhiều yếu tố về lòng tin.
Những thứ Web 3.0 hướng tới
Mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia
Hạn chế tối đa những yếu tố liên quan đến lòng tin
Người dùng có toàn quyền với thông tin và tài sản của mình
Không thể bị kiểm soát bởi một bên tổ chức tập trung nào đó
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO)
Không yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, giao dịch của người dùng.
Nhìn vào các đặc điểm trên chúng ta có thể thấy tương sự tương đồng giữa những thứ mà Web 3.0 mang lại và blockchain. Blockchain là một phần không thể thiếu trong sự hình thành của Web 3.0. Có thể nói nhờ blockchain mà có Web 3.0 và nhờ Web 3.0 mà Blockchain có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Crypto chỉ là một ứng dụng được khám phá đầu tiên trong nhiều ứng dụng mà Web 3.0 có thể làm được, trong tương lai sẽ có tác động thay đổi nhân loại như Web 2.0 đã từng và thậm chí còn hơn.
Web 3.0 được những người ủng hộ kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề của web 2.0, nhất là quyền sở hữu thông tin.Và như bạn Thu Huyền có nói khái niệm gắn bó với Web 3.0 là metaverse và NFT.
Tiềm năng của Web 3.0
Những đột phá của Web 3.0 đã và đang mở ra những cánh cổng lớn giúp tạo ra những mô hình kinh doanh và ngành nghề mà trước đây ta khó có thể tưởng tượng tới.
Tận dụng tối đa sức mạnh của Blockchain. Việc áp dụng công nghệ blockchain với việc loại bỏ yếu tố lòng tin, tính minh bạch, loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba trong giao dịch đem tất cả lên On-chain đã tạo ra những trải nghiệm và những sản phẩm thực sự tuyệt vời.
Hạn chế của Web 3.0
Tuy có một tiềm năng rất to lớn nhưng phải thừa nhận rằng Web 3.0 vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai với nhiều hạn chế phần lớn thì nó bắt nguồn từ những vấn đề cót lõi của các mạng blockchain hiện tại:
Vẫn còn một khoảng cách lớn giữ Web 2.0 và Web 3.0 nếu xét về tính mở rộng, tốc độ xử lý,...
Vấn đề chi phí, để đăng tải một bài viết lên không gian blockchain không hề rẻ. Dù các chain đang khẳng định có thể xử lý vấn đề phí gas của Ethereum, tuy nhiên họ sẽ phải hi sinh một vài khía cạnh khác, đặc biệt là vấn đề phi tập trung
Trải nghiệm người dùng vẫn chưa thực sự tốt vì những kiến thức mới
Tính tiếp cận đến với người dùng còn thấp so với các các ứng dụng phổ biến và quen thuộc của Web 2.0
Về mặt lý thuyết và trường hợp lý tưởng là nơi giá trị được phân bổ đều. Tuy nhiên những vấn đề về DAO (các tổ chức tự trị) vẫn chưa có lời giải hợp lý.
Các mảnh ghép quan trọng của Blockchain trong Web 3.0
Hạ tầng: Là nhóm sản phẩm được đầu tư lớn, bài bản và nhu cầu luôn rất ổn định vì hầu hết các sản phẩm đều phải xây dựng trên nền tảng của họ (Blockchain nền tảng, Oracle, lưu trữ phi tập trung, truy vấn dữ liệu, Host Server...)
Ứng dụng đời sống: Đây là lớp sát với user nhất và mục đích của nó là đem Web 3.0 đến gần với người dùng. Có thể kể đến các mạng xã hội phi tập trung, các ứng dụng chơi game, nghe nhạc, sáng tạo nội dung…
Xu thế Web 3.0
Mọi người thường nghe nhiều đến từ khoá Web 3.0 trên các mạng xã hội, các group thảo luận. Web 3.0 từ đó hiện lên như một thứ gì đó rất mới, tiềm năng và có thể ngay lập tức xuống tiền để không bị mất cơ hội. Về cơ bản, những người tham gia sử dụng các Dapp, các blockchain là đã tham gia vào mạng lưới Web 3.0. Các sản phẩm mới thường lấy từ khoá “Web 3.0” để làm hào nhoáng cho dự án của mình, nói chung là thị trường này vô cùng ảo diệu nên mọi người suy nghĩ kỹ trước khi có bất kỳ aciton gì.
Web 3.0 là một chủ đề rất rộng, khó nói hết được nó ưu điểm, hạn chế, cơ hội hay giấc mơ.
Các ông lớn công nghệ như Google, Amazon, Apple, Meta (Facebook)… đều có những bước xây dựng hoặc chuyển đổi sản phẩm thành các ứng dụng của thế hệ internet thứ ba này, chỉ có Elon Musk - Ông chủ của Tesla có sự nghi ngờ với công nghệ này ở thời điểm hiện tại. Vậy nên web 3.0 là tương lai hay giấc mơ viển vông thì quan điểm của cá nhân mình đoán mò rằng đây sẽ là tương lai:).
Đoán vậy thôi chứ mình cũng đặt gạch ngồi hóng cao nhân phân tích.
Mình chỉ cung cấp thông tin về các thế hệ web thôi, còn việc nhận định, đánh giá thì để các chuyên gia:)))))))).
Trần Lâm Minh Tiến
Để mà nói thì thực tế hiện nay chúng ta đều thấy viễn cảnh con người thực đưa chính bản thân mình vào trong một không gian thực tế ảo để sinh sống, mua bán, trao đổi và tương tác với mọi thứ dần trở nên rõ nét hơn bao giờ hết sau sự ra đời của hàng loạt các dự án metaverse, cùng sự phát triển của crypto.
=> Và để phục vụ cho viễn cảnh này, nhiều quan điểm đã đưa ra internet cần phải “thông minh” hơn để theo kịp sự phát triển, bằng việc tiến hóa thành Web 3.0.
Mình có tìm hiểu thì thấy dữ liệu Web 3.0 sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu phân tán nên không người dùng nào có toàn quyền kiểm soát. Web 3.0 còn cho phép người dùng sở hữu dữ liệu của họ, không đi qua bất kỳ bên trung gian nào cho mỗi phần dữ liệu được tạo ra.
Nói ngắn gọn thì Web 3.0 mong muốn dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo. Nói 1 cách đơn giản, với sự tiến hóa của xã hội, con người trong tương lai không muốn phải tự mình ngồi mở máy tính để truy cập vào internet nữa. Thay vào đó, họ muốn internet đủ thông minh để kết nối tất thảy mọi thứ, tối đa hóa tương tác giữa người dùng với nhau.
Người dùng cũng có thể xem dữ liệu trên chuỗi công khai, điều này phá vỡ thế độc quyền của các nhà cung cấp bên thứ ba, các walled garden (khu vườn có tường bao quanh), thuật ngữ đề cập đến môi trường duyệt web độc quyền nơi người dùng bị giới hạn trong một số quy định công nghệ và dịch vụ nhất định, đồng thời tạo ra khả năng vô hạn cho người dùng kiếm tiền từ dữ liệu của họ.
Công nghệ Web 3.0 dựa trên blockchain còn mang lại cho người dùng cảm giác sở hữu tốt hơn ngoài tính minh bạch và tính bất biến như bạn Hải Long bên dưới có đề cập.
Thu Huyen
Theo mình, Web 3.0 không chỉ là tầm nhìn mới cho tương lai mà nó còn định hình lại toàn bộ thế giới.
Từ khi World Wide Web (WWW) ra đời vào những năm 1980, internet đã định nghĩa lại cách mọi người sống, làm việc và giải trí. Bởi đó là lúc con người ý thức về quyền sở hữu, quyền tự chủ đối với quyền riêng tư dữ liệu và danh tính kỹ thuật số ngày càng tăng. Chính vì vậy, Web 3.0 trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Ngày nay, internet thậm chí còn tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu, chắc chắn không có gì ngạc nhiên khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào internet, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid vẫn đang diễn ra. Con người sử dụng internet với mọi mục đích từ giải trí, học tập, làm việc và tận dụng mọi giá trị của nó. Liệu thời đại ngày nay có ai dám khẳng định mình sẽ off internet 1 ngày không?
Mình có đọc được một bài báo thì theo ông Edward Chen - Giám đốc điều hành nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tài sản kỹ thuật số Huobi Singapore, khi quyền riêng tư dữ liệu của công chúng bị Big Tech lạm dụng, yếu tố phân quyền và phi tập trung của Web3.0 đã trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Mặc dù vậy, các xu hướng Web 3.0 nổi bật như NFT và Metaverse cũng có rất nhiều vấn đề, bao gồm mối quan tâm về an ninh mạng hoặc sự phụ thuộc tiếp tục vào các hệ sinh thái tập trung.
Chắc hẳn sẽ có nhiều người đặt ra một câu hỏi rằng: liệu Web 3.0 có thể thực hiện đúng những lời hứa và lý tưởng của nó hay không? Do được củng cố bởi công nghệ blockchain, Web 3.0 được định nghĩa là vòng lặp tiếp theo của internet, hứa hẹn về một hệ thống web độc lập, phi tập trung và tự trị hơn. Một web mà quyền lực được trao lại cho số đông và sự phụ thuộc vào hệ sinh thái tập trung giảm đến mức tối thiểu.