Vượt qua sự trì hoãn

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Văn hóa

  4. Tâm lý học

  5. Noron

  6. Kỹ năng mềm

  7. Xã hội

Chắc hẳn ai cũng có những giai đoạn không muốn làm bất kỳ công việc nào cả. Mọi thứ chất đồng và bạn chỉ muốn nằm, lướt điện thoại hoặc đơn giản là ngủ.

Nhưng rồi bạn tận hưởng khoảng thời gian nằm, ngủ, lướt điện thoại đó không trọn vẹn. Bạn cảm thấy sốt ruột, công việc thì chất đống mà mình thì dửng dưng. Cái cảm giác thôi thúc ấy khiến bạn không thể nào cảm thấy bình yên trong lòng, thấy bồn chồn và thấy bất an. Bạn cất đống việc, gác nó lại trong khi có một chồng công việc sắp đến hạn. Bạn thấy tụt mood rất nhiều...Thực sự khó chịu với cảm giác ấy.

Sự ưu tiên của bộ não

Tình trạng này ngắn thì kéo dài một vài ngày, nhưng nhiều thì kéo dài đến cả vài tháng trời. Nó khiến cho bạn không thể vượt qua. Não bộ của chúng ta có xu hướng ưu tiên những hoạt động dễ dàng và thưởng thức ngay lập tức vì những lợi ích ngắn hạn mà chúng mang lại. Điều này liên quan đến cơ chế phần thưởng ngay lập tức trong não bộ, nơi các hoạt động mang tính thưởng thức như lướt điện thoại, xem phim, hoặc ngủ ngay lập tức kích hoạt hệ thần kinh thưởng phạt. Các hoạt động này giúp giảm stress và mang lại cảm giác thoải mái ngay lập tức, dẫn đến sự hài lòng ngắn hạn.

Mặt khác, việc bắt đầu và hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn yêu cầu khả năng tự kiểm soát và lập kế hoạch. Não bộ có thể cảm thấy mất kiểm soát và không chắc chắn về kết quả cuối cùng, dẫn đến sự chần chừ và trì hoãn. Đây là lý do tại sao các hoạt động dễ dàng và hoạt động giải trí ngay lập tức thường được ưu tiên hơn trong suy nghĩ ngắn hạn của não bộ.

Vậy ta nên làm như thế nào?

  1. Tạo một môi trường chống lại sự trì hoãnThói quen sẽ dễ hình thành hơn khi nó được đặt vào một môi trường thuận lợi. Trì hoãn nếu gặp môi trường thuận lợi cũng sẽ khiến cho chúng ta trì hoãn mạnh mẽ hơn. 
    Ví dụ 1: tạo một môi trường chống lại sự trì hoãn như thiết lập không gian làm việc sạch sẽ và gọn gàng. Khi không gian làm việc được tổ chức và sẵn sàng để bắt đầu công việc, não bộ có xu hướng dễ dàng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang làm việc mà không phải chiếm quá nhiều thời gian và nỗ lực để sắp xếp lại môi trường làm việc.
    Ví dụ 2: Đặt giày ngay trước cửa ra vào để thúc đẩy thói quen đi bộ hoặc chạy bộ.Ví dụ 3: Để uống đủ lượng nước, hãy đặt nước ở mọi nơi dễ thấy, hãy sử dụng các bình to (1,5 lít) để trên bàn.
  2. Ý chí 
    Ý chí là yếu tố quan trọng trong việc đấu tranh với sự trì hoãn. Nếu bạn đang có suy nghĩ trong đầu "xem phim xong" rồi. "làm việc" thì bây giờ hãy tập cố gắng đảo ngược đó là "làm việc trước" rồi xem phim. Dùng ý chí của bạn để sắp xếp thứ tự ưu tiên và hãy dành thời gian suy nghĩ ngược lại.
  3. Tạo ra một to do list các việc cần làm, ưu tiên thực hiện việc tốn ít thời gian trước khi bạn đang bộn bề trong một đống hỗn độn.
    Ví dụ, nếu bạn đang bận rộn với một đống hỗn độn công việc, bạn có thể bắt đầu bằng việc ghi lại tất cả các công việc cần làm và sau đó sắp xếp ưu tiên thực hiện những công việc tốn ít thời gian nhất như trả lời email, hoặc làm những công việc đơn giản như sắp xếp các tài liệu. Việc này sẽ giúp bạn có một bắt đầu dễ dàng, có cảm giác thành tựu và giảm bớt sự bối rối trong đống công việc. Sau đó: 
    Ghi nhận tất cả các công việc: Bắt đầu bằng việc viết ra tất cả các nhiệm vụ bạn cần hoàn thành, không phân loại hay ưu tiên ngay từ đầu.
    Ưu tiên theo thời gian và quan trọng: Xem xét xem công việc nào cần phải hoàn thành đầu tiên do có thời hạn gần hoặc quan trọng nhất. Đặt các công việc như vậy ở đầu danh sách của bạn.
    Phân chia công việc lớn thành những bước nhỏ: Nếu có các công việc lớn và phức tạp, hãy chia nhỏ chúng thành các bước nhỏ hơn và cụ thể hơn. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiến hành và hoàn thành từng phần.
    Xem xét thời gian và năng lực: Đặt những nhiệm vụ tốn ít thời gian và đơn giản ở mức độ ưu tiên cao hơn. Việc hoàn thành những công việc nhỏ này sớm sẽ giúp giảm bớt áp lực và tạo động lực để tiếp tục làm việc.
    Theo dõi và điều chỉnh: Theo dõi tiến độ của bạn và điều chỉnh danh sách công việc khi cần thiết. Cập nhật lại danh sách khi bạn đã hoàn thành một nhiệm vụ và chuyển sang công việc tiếp theo. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Từ khóa: 

phong cách sống

,

giáo dục

,

văn hóa

,

tâm lý học

,

noron

,

kỹ năng mềm

,

xã hội