Vụ nữ sinh An Giang tự tử: Nhà trường không biết hay cố tình vi phạm quy định?

  1. Giáo dục

Theo quy định mới về kỷ luật ở bậc THCS, THPT, không còn hình thức nêu tên trước lớp hay trước toàn trường, nhưng trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) vẫn áp dụng, khiến học sinh uất ức đến mức tự tử.

Mọi người thấy thế nào về việc này?

Từ khóa: 

giáo dục

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, vụ việc có rất nhiều nội dung gây bất bình, sai với quy định pháp luật.

Cụ thể, việc nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm là trái với Luật Giáo dục và Thông tư số 17 năm 2012. Với hành vi này, cán bộ, cá nhân vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật. Bên cạnh đó, theo Thông tư 32 về Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ 1/11/2020 cũng nêu rõ các hình thức kỷ luật học sinh THCS, THPT gồm nhắc nhở, hỗ trợ trực tiếp để học sinh nhận ra khuyết điểm, thông báo cho cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm, tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Thông tư 32, các trường không được áp dụng hình thức kỷ luật khác như bêu xấu, phản ánh sai phạm của học sinh trước toàn trường.

“Nhà trường đã tổ chức dạy thêm, học thêm là trái quy định, lại phê bình học sinh trước toàn trường khiến học sinh phẫn uất đến mức thực hiện hành vi tự tử thì rõ ràng lỗi thuộc về phía ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm của học sinh Y.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh trước toàn trường là hành vi làm nhục người khác, khi có đơn thư tố cáo của gia đình, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc làm rõ lời lẽ, ngôn từ, hành động, thái độ của giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó với học sinh này ra sao để em phải tìm đến cái chết minh oan cho mình. Nếu quá trình điều tra phát hiện giáo viên, nhà trường thường xuyên có các đối xử tàn ác, làm nhục học sinh dẫn đến em này phải tự sát, cơ quan điều tra có thể khởi tố hình sự, khởi tố bị can về tội bức tử theo quy định tại Điều 130 Luật Hình sự 2015.

Điều này quy định, những người đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, làm nhục người khác khiến người đó tự sát, sẽ bị phạt từ 2-7 năm tù. Trường hợp thực hiện hành vi đối với 2 người hoặc với người dưới 16 tuổi, sẽ bị phạt từ 5-12 năm tù giam. Trong vụ việc này, hành vi cháu bé tự tử đã có, hậu quả không chết do được cấp cứu kịp thời. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ có hành vi đối xử tàn ác hay thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hay không. Nếu trong trường hợp học sinh thường xuyên bị làm nhục, xúc phạm trước lớp dẫn đến hậu quả như vậy thì hoàn toàn có thể khởi tố. Hành vi lạm dụng người khác, chưa đến mức nạn nhân tự tử, vẫn có thể xem là hành vi hành hạ, làm nhục người khác theo Luật Hình sự 2015”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Theo: Arttimes

Trả lời

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, vụ việc có rất nhiều nội dung gây bất bình, sai với quy định pháp luật.

Cụ thể, việc nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm là trái với Luật Giáo dục và Thông tư số 17 năm 2012. Với hành vi này, cán bộ, cá nhân vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật. Bên cạnh đó, theo Thông tư 32 về Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ 1/11/2020 cũng nêu rõ các hình thức kỷ luật học sinh THCS, THPT gồm nhắc nhở, hỗ trợ trực tiếp để học sinh nhận ra khuyết điểm, thông báo cho cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm, tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Thông tư 32, các trường không được áp dụng hình thức kỷ luật khác như bêu xấu, phản ánh sai phạm của học sinh trước toàn trường.

“Nhà trường đã tổ chức dạy thêm, học thêm là trái quy định, lại phê bình học sinh trước toàn trường khiến học sinh phẫn uất đến mức thực hiện hành vi tự tử thì rõ ràng lỗi thuộc về phía ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm của học sinh Y.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh trước toàn trường là hành vi làm nhục người khác, khi có đơn thư tố cáo của gia đình, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc làm rõ lời lẽ, ngôn từ, hành động, thái độ của giáo viên, hiệu trưởng, hiệu phó với học sinh này ra sao để em phải tìm đến cái chết minh oan cho mình. Nếu quá trình điều tra phát hiện giáo viên, nhà trường thường xuyên có các đối xử tàn ác, làm nhục học sinh dẫn đến em này phải tự sát, cơ quan điều tra có thể khởi tố hình sự, khởi tố bị can về tội bức tử theo quy định tại Điều 130 Luật Hình sự 2015.

Điều này quy định, những người đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi, làm nhục người khác khiến người đó tự sát, sẽ bị phạt từ 2-7 năm tù. Trường hợp thực hiện hành vi đối với 2 người hoặc với người dưới 16 tuổi, sẽ bị phạt từ 5-12 năm tù giam. Trong vụ việc này, hành vi cháu bé tự tử đã có, hậu quả không chết do được cấp cứu kịp thời. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ có hành vi đối xử tàn ác hay thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hay không. Nếu trong trường hợp học sinh thường xuyên bị làm nhục, xúc phạm trước lớp dẫn đến hậu quả như vậy thì hoàn toàn có thể khởi tố. Hành vi lạm dụng người khác, chưa đến mức nạn nhân tự tử, vẫn có thể xem là hành vi hành hạ, làm nhục người khác theo Luật Hình sự 2015”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Theo: Arttimes

Theo mình, nhà trường và cô giáo nói gì thì nói để học sinh tử tự đã là sai rồi.

Vì dạy dỗ không phải là gò ép, là bức tử một ai đó, dạy dỗ là cho đi, giúp đỡ người khác, khiến họ nên người, khiến họ thấy kiến thức thực sự là điều thú vị với mỗi học sinh.

Ngay từ quan điểm giáo dục sai đã dẫn tới toàn bộ chuỗi hành vi, xử lý bị sai và có kết quả sai.

Mình thấy nếu đã sai nên nhận lỗi và sửa chữa, bao biện không giải quyết gì mà chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn.

Văn bản liên quan nào mà chẳng được gửi về tận trường, làm gì có chuyện ko biết. Là biết nhưng vẫn cố tình làm thôi.