Vu lan đọc sách gì?
Người ta thường nói, "Một bông hồng đỏ cài áo cho những ai còn cha mẹ. Một bông hồng trắng cho những người không có cha mẹ ở bên cạnh." Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã viết một cuốn sách tựa là Bông hồng cài áo, chắc là nhiều bạn có biết. Sách với những dòng cuối nhắn nhủ như thế này:
"Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi..."
Năm nay, mùa Vu Lan lại về. Chúng ta đọc sách gì bây giờ? Đọc gì để biết trân trọng và không lãng phí bất cứ giây phút bên người thân? Đọc gì để cùng ôn lại những kỷ niệm cũ, để nhắc nhở mình biết yêu thương cha mẹ hơn? Đọc gì để vỗ về trái tim nếu chẳng may không còn cha mẹ?
Có một câu hỏi thế này từ một buổi trà đàm đã được tổ chức mà mình mới có dịp nghe qua: BẠN ĐÃ BAO GIỜ HÔN BỐ MẸ CHƯA? Mình thì đã từng hôn mẹ, nhưng bố mình thì chưa bao giờ. Không phải vì cuộc sống hối hả của một xã hội hiện đại đầy rẫy cạnh tranh; không phải vì cơn mưu sinh mà mình quên mất. Chỉ là mình ngại, thế thôi.
Bạn có bao giờ nghĩ rằng, mình còn nhiều thời gian… cho cha mẹ không? Khi mà cuộc sống thì luôn vô thường và con người ta sống hết hôm nay cũng đâu biết được ngày mai? Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình còn nhiều cơ hội nói lời yêu thương với cha mẹ?
Lan man quá, mình chỉ muốn nói là các bạn đọc sách gì trong mùa Vu lan này? :D
1. Hãy chăm sóc mẹ
Ảnh: Oanhrun (spiderum.com)
Đây là một cuốn sách vừa cảm động vừa hài hước, một cuốn sách chạm vào trái tim của người đọc với hình ảnh của người mẹ châu Á điển hình.
Trong Hãy chăm sóc mẹ, người Mẹ bị lạc trong tình trạng mù chữ và bị ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn. Và những thành viên trong gia đình đã làm cách nào để tìm thấy người mẹ?
2. Dù con sống thế nào, Mẹ cũng luôn ủng hộ
Ảnh xấu thế này thì là của mình chụp đấy!
Xuyên suốt cuốn sách này là những lá thư của Mẹ gửi cho Uy Nyung, với lời mở đầu là "Uy Nyung à", và kết thúc là "Chúc con một ngày tốt lành". Trước câu "Chúc con một ngày tốt lành" là lời hứa hẹn đi bơi của Mẹ. Nhưng kết quả thì sao? Đọc từ đầu đến cuối, đọc hết lá thư này đến lá thư khác, vẫn cứ là "Chắc Mẹ nên đi bơi", "Có lẽ Mẹ nên đi bơi", "Rốt cuộc hôm nay Mẹ vẫn chưa đi bơi", "Từ ngày mai, Mẹ sẽ định đi bơi" hay "Nếu có Con đi bơi cùng Mẹ thì Mẹ sẽ đi",... mà sự thật là Mẹ vẫn không đi bơi! Thế Mẹ nói ra cái lời hứa hẹn ấy là vì mục đích gì nhỉ? Chẳng qua là cho có cái cớ để đi vào câu "Chúc con một ngày tốt lành" được dễ dàng hơn hay sao? Thật không hiểu nổi! Mẹ đã chẳng phải nói rằng Mẹ rất ghét "cái sự lười biếng của con" (chứ không phải ghét "đứa con gái lười biếng" nhé) đó hay sao? Rốt cuộc là con lười biếng hay Mẹ lười biếng đây? Rốt cuộc là Mẹ đã dành bao nhiêu thời gian để viết thư cho Uy Nyung mà không có đủ thời gian để đi bơi lấy một lần? Để đến phút cuối, khi Mẹ đã quyết định đi bơi thì... bể bơi đã biến thành cái siêu thị khổng lồ. Thật chẳng ra làm sao! Chắc có lẽ đó cũng là một cách để thử thách Uy Nyung, rằng có phải "Dù Mẹ có đi bơi hay không đi bơi, Con cũng luôn ủng hộ Mẹ" hay không? Dù sao thì đây là tác phẩm về tình mẫu tử, về sự dằn vặt của một người Mẹ chỉ có thể giao tiếp với con gái của mình bằng những lá thư, những lời văn đúc kết từ những cuốn sách mà Bà đã đọc, đã cùng con gái của mình đọc, hay Mẹ đọc rồi giới thiệu cho Con hay Con đọc rồi giới thiệu cho Mẹ,... với mục đích hy vọng con gái không chỉ đang tồn tại mà hãy sống đúng là chính mình ngày hôm nay, hãy thử suy nghĩ về những điều đương nhiên theo một cách không đương nhiên, không e ngại trước bất cứ điều gì, mà thoải mái dang rộng đôi cánh của mình ra, để dù có thế nào, Mẹ cũng hứa "sẽ luôn ủng hộ con". Cho nên, có lẽ chi tiết đi bơi chẳng có ý nghĩa gì. Mà ai bảo không có ý nghĩa gì? Đó là một minh chứng hùng hồn cho sự thật: Việc hôm nay chớ để ngày mai. Và nó cũng cho thấy, nếu việc hôm nay đã lỡ để cho ngày mai, thì hãy biến ngày mai thành hôm nay. Vì cuộc đời là vậy, và trên hết, chúng ta vẫn còn có ngày hôm nay, cũng như còn rất nhiều bể bơi khác ngoài kia cho Mẹ đi bơi vậy. ;)
3. Vì thương
Ảnh: Báo Gia Lai
Tuyển tập gồm những bài viết kể lại những kỷ niệm, ghi lại tâm tình của những người con khi nghĩ về đấng sinh thành. Trong đó, có cả những người cha người mẹ của thế kỷ 21 với những cách nuôi dạy con theo hướng hiện đại, nhưng vẫn là thứ tình cảm gia đình ấm áp khó lòng phai nhạt được.
Một cuốn sách mang giá trị nhân văn hướng về những tình cảm giản dị nguyên sơ, tuy quen thuộc mà vẫn khiến người đọc rung cảm...
4. Cả một trời thương
Ảnh: Báo Gia Lai
Tập sách gồm 18 truyện ngắn, là 18 mảnh đời trôi nổi khác nhau, những mảnh đời rất đặc trưng của vùng đất Nam bộ. Đó là chân dung những người cha, người mẹ, những ông bà, chú thím, những người ta đã từng gặp đâu đó trên hành trình cuộc đời của mình.
5. Những thằng già nhớ mẹ
Ảnh: Phương Nam Book
Tác giả Vũ Thế Thành, là nhà báo. Chắc cũng đã ngoài 60, kiến thức rất sâu rộng, đặc biệt là tư duy của người làm khoa học vì bác làm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và quản lí chất lượng.
Tạp văn Những thằng già nhớ mẹ được viết rất mượt, văn phong cực kì phớt đời nhưng sâu sắc. Mấy năm trước, mẹ bác mất, buồn nên bác lên Đà Lạt sống. Từ đó cứ mỗi năm Vu Lan, bác đều viết gì đó về người mẹ, và bài viết nào cũng đều rất cảm động.
Còn bạn, mùa Vu lan này bạn đọc sách gì?
sách hay vu lan
,hãy chăm sóc mẹ
,vì thương
,cả một trời thương
,những thằng già nhớ mẹ
,sách
Vu lan năm nào mình cũng đọc lại cuốn Bông hồng cài áo. Với mình, đây là cuốn sách thẫm đẫm tình thương và sự bao dung vô hạn, từ ngôn từ cho đến ngữ điệu...
Kha Vạn Cân
Vu lan năm nào mình cũng đọc lại cuốn Bông hồng cài áo. Với mình, đây là cuốn sách thẫm đẫm tình thương và sự bao dung vô hạn, từ ngôn từ cho đến ngữ điệu...
Nguyễn Thiên Nhiên
Mình thì rất thích cuốn Ba ơi, mình đi đâu? Mặc dù nhắc tới Vu lan, người ta hay nhắc tới Mẹ nhiều hơn Ba, nhưng mình lại có một tình yêu đặc biệt với Ba. Và mình thích đọc tất cả những cuốn sách về tình cha con. Phim cũng thế nữa. :">
Lê Thành Lâm
Năm nay Vu Lan ngay dịp cuối tuần, em sẽ về nhà nấu món chay rồi tối nghe Solo cùng Bolero với mẹ nên không đọc quyển nào ạ :))))
Trần Thị Mỵ
Đọc sách chi cho mệt nè. Về nhà với cha với mẹ ngay và luôn đi có phải dễ thương hơn không :))