Vụ án Lệ Chi Viên Vị vua nào?
Vua nào đã xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ Chi Viên ? Mọi người có thể cho mình biết vị vua đó đã ban cho Nguyễn Trãi câu nào ?
#Hỏi #Lịch sử
lịch sử
,tinh hoa việt nam
,hỏi xoáy đáp hay
Vụ án “Lệ Chi viên” được xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, đằng sau việc vua Lê Thái Tông băng hà đột ngột ở tuổi 20, là án “tru di tam tộc” vô cùng thảm khốc đối với công thần, bậc hiền tài bậc nhất trong lịch sử dân tộc – Nguyễn Trãi.
Cuối năm 1437, Nguyễn Trãi thực hiện lời căn dặn của ông ngoại Trần Nguyên Đán xưa kia – “chiếm thành thì lui binh”. Ông xin từ quan về quê nhà ở Côn Sơn.
Tuy nhiên vua Lê Thái Tông lúc bấy giờ tỏ ra rất xem trọng Nguyễn Trãi và cố mời ông lại ra làm quan cho triều đình. Năm 1439, Nguyễn Trãi được mời ra làm quan ban cho tước Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự.
Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442 vua Thái Tông đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự ở chùa Côn Sơn. Đến ngày 4 tháng 8 âm lịch vua đi chơi ở “Lệ Chi viên” (vườn Vải), xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức thì bất ngờ băng hà.
Nguyễn Trãi cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị bắt vì nghi mưu sát vua. Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1442 triều đình tôn thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi vua.
Ngày 16 tháng 8 âm lịch triều đình khép Nguyễn Trãi vào tội giết vua và bị “tru di tam tam tộc”.
Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông mới chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi Nguyễn Trãi "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (nghĩa: tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê) và truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù Bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan.
Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.
Nguồn: trithucvn.net
Hue Nguyen
Vụ án “Lệ Chi viên” được xem là vụ án oan kinh hoàng nhất trong sử Việt, đằng sau việc vua Lê Thái Tông băng hà đột ngột ở tuổi 20, là án “tru di tam tộc” vô cùng thảm khốc đối với công thần, bậc hiền tài bậc nhất trong lịch sử dân tộc – Nguyễn Trãi.
Cuối năm 1437, Nguyễn Trãi thực hiện lời căn dặn của ông ngoại Trần Nguyên Đán xưa kia – “chiếm thành thì lui binh”. Ông xin từ quan về quê nhà ở Côn Sơn.
Tuy nhiên vua Lê Thái Tông lúc bấy giờ tỏ ra rất xem trọng Nguyễn Trãi và cố mời ông lại ra làm quan cho triều đình. Năm 1439, Nguyễn Trãi được mời ra làm quan ban cho tước Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự.
Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442 vua Thái Tông đi tuần về miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự ở chùa Côn Sơn. Đến ngày 4 tháng 8 âm lịch vua đi chơi ở “Lệ Chi viên” (vườn Vải), xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức thì bất ngờ băng hà.
Nguyễn Trãi cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị bắt vì nghi mưu sát vua. Ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1442 triều đình tôn thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên ngôi vua.
Ngày 16 tháng 8 âm lịch triều đình khép Nguyễn Trãi vào tội giết vua và bị “tru di tam tam tộc”.
Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông mới chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi Nguyễn Trãi "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (nghĩa: tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê) và truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù Bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan.
Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.
Nguồn: trithucvn.net