Với chuyên ngành Hán Nôm, môn “Thực hành văn bản Hán Nôm” có lợi ích như thế nào với việc đi thực tập của sinh viên?
kiến thức chung
“Thực hành văn bản Hán Nôm” là một trong những môn tự chọn trong chương trình đào tạo cho sinh viên ngành Hán Nôm, do TS. Đinh Thanh Hiếu đảm nhận giảng dạy. Mặc dù chỉ là môn tự chọn nhưng lại giúp ích rất nhiều cho việc thực tập, đi thực tế của sinh viên sau này.
Thông qua việc đọc, tiếp xúc với một số sách kinh điển của Trung Quốc (Tứ thư- Ngũ Kinh), tác phẩm chữ Nôm nổi tiểng của Việt Nam trong hơn hai năm đầu, người học đã trang bị cho bản thân vốn chữ Hán cũng như kiến thức nhất định. Nếu như ta chỉ vận dụng những kiến thức đó liệu đã đủ để đọc thông ngay lập tức những văn bản trong thực tế chưa? Điều này là rất khó. Đây cũng chính là điều cần thiết để cho môn “Thực hành văn bản Hán Nôm” ra đời.
Môn học này là một cơ hội tốt để sinh viên có thể làm quen, tiếp xúc dần với các văn bản thực tế tại Việt Nam. Văn bản Hán Nôm có nhiều loại hình văn bản khác nhau. Ví dụ như Bi ký, Thần sắc, Thần tích, Gia phả, Tục lệ, Văn khế,... Mỗi loại văn bản lại có đặc điểm, lối viết riêng. Bên cạnh củng cố thêm vốn chữ Hán, “Thực hành văn bản Hán Nôm” có thể giúp sinh viên nhận diện, phân biệt các loại hình văn bản này với nhau. Ngoài ra, TS. Đinh Thanh Hiếu còn truyền thụ những kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn cho sinh viên về những lần đi thực tế của bản thân. Đúng là không có gì bằng việc lời chỉ dạy, lời khuyên của các bậc tiền bối đi trước. Điều này giúp sinh việc ngành Hán Nôm sẽ không còn bỡ ngỡ khi đi thực tập hay tiếp xúc những văn bản thực tế tại Việt Nam.
Nội dung liên quan
Hoàng Yến Chi