VÔ THẦN tốt hay không tốt, luật nhân quả có hay không?
Có ý kiến cho rằng người vô thần là không tốt, con người vô thần sẽ có xu hướng làm điều xấu bởi không tin ở luật nhân quả.
Các bạn nghĩ thế nào? Nếu tất cả đều tin trên đời này ko có luật nhân quả có phải đạo đức của con người sẽ xuống cấp ko?
Nguồn ảnh: Chuyện Tâm Linh Đất Việt (XGR)
luật nhân quả
,tâm linh
,tôn giáo
1. Vô thần.
Tôi không nghĩ vô thần là tốt hay không tốt. Mọi phê bình đều mang nặng tính chủ quan. Tôi chỉ có thể nói rằng, nếu trên đời không có khổ đau thì tôn giáo sẽ không tồn tại. Nhưng vì khổ đau là hiện thực, cho nên tôn giáo là tất yếu. Mà nếu tôn giáo không tồn tại thì vô thần không tồn tại. Suy ra vô thần là tất yếu.
2. Nhân quả.
Nhân quả luôn hiện hữu trong thế giới chúng ta, không phụ thuộc ta tin hay không tin. Nói một cách tổng quát thì:
- "Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác."
- "Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sinh ra, cái kia sinh ra. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt mất, cái kia diệt mất."
Nói cụ thể thì:
- "Khi bạn tiêu 10.000₫, bạn mất 10.000₫."
- "Khi bạn uống nước, bạn sẽ đỡ khát nước."
- "Khi tim bạn ngừng đập, bạn sẽ chết."
...
Những con vật có tin nhân quả hay không? Ở chúng không tồn tại khái niệm "nhân quả" thì dĩ nhiên không tồn tại "tin hay không tin". Chỉ có con người mới hiểu được nhân quả. Như vậy có thể thấy, cùng sống trong thế giới nhân quả nhưng con người có thể trở nên văn minh hơn là nhờ hiểu và tuân theo nhân quả.
Ở đây, chữ "nhân quả" bạn đang nói đến hẳn là quy luật "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác". Suy từ việc con người trở nên văn minh hơn con vật như đã nói ở trên, có thể kết luận là dù khoa học chưa kiểm chứng được điều này nhưng tin tốt hơn không tin.
Không Không
1. Vô thần.
Tôi không nghĩ vô thần là tốt hay không tốt. Mọi phê bình đều mang nặng tính chủ quan. Tôi chỉ có thể nói rằng, nếu trên đời không có khổ đau thì tôn giáo sẽ không tồn tại. Nhưng vì khổ đau là hiện thực, cho nên tôn giáo là tất yếu. Mà nếu tôn giáo không tồn tại thì vô thần không tồn tại. Suy ra vô thần là tất yếu.
2. Nhân quả.
Nhân quả luôn hiện hữu trong thế giới chúng ta, không phụ thuộc ta tin hay không tin. Nói một cách tổng quát thì:
- "Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác."
- "Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sinh ra, cái kia sinh ra. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt mất, cái kia diệt mất."
Nói cụ thể thì:
- "Khi bạn tiêu 10.000₫, bạn mất 10.000₫."
- "Khi bạn uống nước, bạn sẽ đỡ khát nước."
- "Khi tim bạn ngừng đập, bạn sẽ chết."
...
Những con vật có tin nhân quả hay không? Ở chúng không tồn tại khái niệm "nhân quả" thì dĩ nhiên không tồn tại "tin hay không tin". Chỉ có con người mới hiểu được nhân quả. Như vậy có thể thấy, cùng sống trong thế giới nhân quả nhưng con người có thể trở nên văn minh hơn là nhờ hiểu và tuân theo nhân quả.
Ở đây, chữ "nhân quả" bạn đang nói đến hẳn là quy luật "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác". Suy từ việc con người trở nên văn minh hơn con vật như đã nói ở trên, có thể kết luận là dù khoa học chưa kiểm chứng được điều này nhưng tin tốt hơn không tin.
Đôn Ki Hô Tê
Vô thần chắc chắn sẽ tốt hơn có thần. Vì ít nhất họ không có những niềm tin mù quáng vào thần thánh như người có thần, sự thật thì làm gì có thần thánh nào tồn tại. Người vô thần cũng không tốn nhiều thời gian vô ích để thực hiện những nghi thức tôn giáo như người có thần. Điển hình như thiên chúa giáo mỗi tuần phải đi lễ, rồi còn phải xưng tội, trẻ con phải đi học giáo lý những thứ rất không cần thiết và vô bổ.
Người vô thần thường có ý chí mạnh mẽ hơn người có thần, họ thường dám nhìn thẳng vào sự thật, họ sống thực tế tin vào bản thân thay vì thần thánh, hành động để tạo ra kết quả thay vì ngồi chờ thần linh ban phước. Nên xét trên phương diện cá nhân thì vô thần sẽ tốt hơn có thần.
còn xét trên phương diện xã hội người vô thần cũng rất tốt. Họ thường là có trình độ học thức cao các nhà khoa học, nghệ sĩ, triết học, chính trị gia,... Là những người có tầm ảnh hưởng lớn và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của xã hội.
Người vô thần đúng là có xu hướng phạm tội cao hơn người có thần, nhưng cũng không có gì phải sợ điều này, vì đã có luật pháp trừng trị chúng, chúng không sợ thần thánh nhưng sẽ sợ luật pháp.
luật nhân quả thì ở nơi nào mà con người biết đấu tranh, biết đoàn kết đứng lên bảo vệ cho lẽ phải, cho chính nghĩa thì nơi đó cái ác cái xấu sẽ bị đẩy lùi, xã hội sẽ văn minh đảm bảo được sự công bằng, con người sẽ sống hạnh phúc. Còn ngược lại nơi nào mà con người không biết đấu tranh, sống cam chịu, ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân mình, thì cái ác cái xấu ắt sẽ có thể lộng hành. nói chung cái ác không phải lúc nào cũng sẽ bị trừng trị. Nên luật nhân quả chắc là cũng không đúng rồi.
Long PT
Đầu tiên phải nói rằng phép biện chứng là sự tồn tại có mặt ở cả vô thần ( theo người ta nói) và hữu thần ( cũng theo người ta nói).
Cơ bản của sự đối lập là 1 bên tin rằng có một vị thần/ý chí nào đó đứng sau điều khiển mọi thứ trên thế giới, 1 bên tin rằng mọi thứ trên tự nhiên đều vận hành theo quy luật của nó.
Như vậy có thể hiểu là, 1 cách thụ động: 1 + 1 sẽ phải bằng 2 ( theo tư duy vô thần) và chủ đông 1+1 = 3 ( nếu có 1 ý chí nào đó thay đổi điều đó).
Điều đầu tiên là tại sao 2 hệ tư tưởng này lại là câu hỏi suốt nhiều thế kỉ của nhân loại? Vì bản chất của con người là luôn tìm cách tiến hóa đến tầng thứ cao hơn.
Vô thần cho rằng sẽ không có bậc tiến hóa nào cao hơn nữa và chúng ta đang ở bậc cao nhất, chúng ta là kẻ đang điều khiển thế giới.
Hữu thần lại cho rằng có một bậc tiến hóa nào đó cao hơn nữa, 1/1 số người/ý chí đã và đang ở bậc tiến hóa đó và điều khiển thế giới.
Điều này cũng dẫn đến tư duy phát triển khác nhau:
Sự thật là gì thì không ai biết.
Vì bản chất sự phát triển của nhân loại đều vượt quá xa năng lực tư duy của một con người, chúng ta tựa như những ông thầy bói đang đi xem voi, còn con voi mà chúng ta đang xem nó lớn cỡ mặt trời!
Dù quan điểm của bạn là gì, thì cuộc sống sẽ chỉ tốt đẹp hơn nếu chúng ta, một phần của xã hội, học cách tôn trọng và chung sống với phần còn lại.
Tựa như cách những người Mông Cổ đã chinh phục cả thế giới:
Dưới móng ngựa của người Mông Cổ, có tất cả mọi tôn giáo Hồi Giáo, Thiên chúa giáo hay Vô thần, chỉ có tuân phục hoặc không tuân phục. Tín ngưỡng của các ngươi thuộc về các vị thần còn thân xác của các ngươi thuộc về Đại Hãn!
Tri Vu
Theo mình vô thần là không tốt.
Thứ nhất: Có những thứ hiện đang vượt quá tầm hiều biết của loài người, lời khẳng định: "Không có thần thánh" không hơn gì là sự kiêu ngạo và ngu muội đến nực cười.
Thứ hai: Cái này thuần túy về tâm lý. Vô thần và không tin điều gì khác ngoài thế giới vật chất có thể làm con người bất chấp tất cả miễn là đạt lợi ích trước mắt. Ngoài ra, đời sống tâm linh luôn có ích đối với con người, bất kể họ theo tôn giáo nào vào tin vào điều gì.
Về luật nhân quả, mình nghĩ là có. Nhưng mà nhân quả theo dạng "Gieo nhân nào, gặp quả nấy". Bạn sẽ nhận được kết quả từ những việc bạn làm, ít hay nhiều, sớm hay muộn.
Van Du
Vũ Ngọc
Tran Hai Nam
Job John Chen
Nguyễn Hữu Đức đã mời mình trả lời.
thứ nhất tôi cần nói rằng luật nhân quả mà tôi đề cập là do Chúa phán xét chủ yếu là ở đời sau.
nhưng khi người làm lành chết rồi không có thưởng, người ác chết không có phạt thì ta làm lành để làm gì?
Nếu cuộc đời là ngẫu nhiên, do tiến hóa theo quan điểm vô thần nên thế giới này ngẫu nhiên mà có thì chuyện lành hay ác thì có ý nghĩa gì? Thế giới có, rồi biến mất thì ta sống như thế nào có quan trọng?
Vì ta ngẫu nhiên có mặt trên đời và rồi cũng sẽ chết.
đúng với anh, sai với tôi thì làm thế nào có thể lên án chiến tranh, đĩ điếm, nạn diệt chủng tộc, ma túy, giết chết hết người già yếu đuối bất tài nghèo vì họ chỉ ăn bám, không ích lợi kinh tế,.....?
sai với anh, đúng với tui thì liệu có thể nào ca ngợi tình yêu, sự hy sinh quên mình, lòng nhân đức?
ai cũng muốn khẳng định bản thân, có ích cho đời. Vì thật ra không thể chấp nhận rằng mình chỉ như con giun, một sản phẩm của ngẫu nhiên tình cờ. Và rồi một ngày không là gì cả.
Thế giới quan vô thần không thể hội đủ điều kiện để sống cuộc đời hạnh phúc. Vì cuộc đời từ chối Thượng Đế không có ý nghĩa, không có mục đích, không có gía trị, không có tiêu chuẩn đạo đức tuyệt đối.
Nếu có một Chúa thì sẽ chỉ có một tiêu chuẩn đạo đức Chúa ban. Và vì không có Chúa nên ai cũng cho rằng ý kiến mình là đúng và coi ý kiến người khác là sai nên không có luật đạo đức chung.
Nếu ai cũng chỉ có một Chúa, và Chúa là bất diệt, vĩnh cửu và tuyệt đối thì tại sao xã hội lại phân rẽ như vậy, Taliban coi thường phụ nữ, da trắng thượng đẳng, phân biệt giàu nghèo?
Những vấn đề đó xảy ra trong thế giới con người không phải do Chúa không hiện hữu, mà là vì con người đã không nhận Ngài làm Chúa của mình, mà chọn sống theo ý thích của mình. Một minh hoạ đơn giản: có một thợ cắt tóc giỏi trong khu phố của anh, nhưng tại sao vẫn có người tóc dài luộm thuộm? Vì họ không đến tiệm để được cắt tóc!
khi chối từ Chúa người ta nghĩ rằng mình được giải phóng khỏi áp bức, để sống theo ý mình. Nhưng thực tế khi gạt bỏ Thượng Đế con người đã tự phủ nhận chính mình.
Mọi người có thể liên hệ với mình để cùng học hỏi gọi điện thoại sim/zalo 0703714791.
Hoặc bạn có thể liên hệ bio.link/khoithanhnientinlanh sẽ chắc chắn có những câu trả lời chất lượng.
Vì mình bí và không biết cũng hỏi khoithanhnientinlanh
Trí Le
- Vô thần là cực kì không tốt và ấu trỉ. Tư duy kém nên mới phải vô thần, những người tưu duy tốt đều tin tưởng vào một thứ gì đó. Mình nhắc lại TƯ DUY KÉM mới theo chủ nghĩa vô thần. Điều gì cũng cho rằng mình biết hết, mình không biết thì kêu là "đi mà hỏi các nhà khoa học đi". =)))
- Luật nhân quả chắc chắn có ứng nghiệm, những ai chưa bị ứng nghiệm đều là thiếu óc quan sát, sống hời hợt, không quan tâm xung quanh.
Ai tranh luận thì mình sẽ làm cho họ nín vì hết đường chối cãi.
Độc Cô Cầu Bại