Vô thần liệu có tốt?

  1. Phong cách sống

Mình là một người vô thần. Nhưng nhiều khi trong những giai đoạn khó khăn mình nghĩ nếu mình có đức tin thì sẽ dễ dàng vượt qua hơn. Đức tin theo mình như một điểm neo giữ mình lại, giúp mình không gục ngã, lạc lối phải không?
Từ khóa: 

phong cách sống

Trích từ 1 comment cũ ở đâu đó của mình:
"Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Tôn giáo phản ánh sự đau khổ của hiện thực. Khi người ta bị dồn ép tới đường cùng, ko có khả năng phản kháng, chống cự, bất lực trước sự áp bức thì họ tìm tới tôn giáo như một niềm hy vọng cho cs của họ dù nó viển vông và ko có căn cứ gì. Để cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn sau này hoặc là ở thế giới khác, ở kiếp khác... Những hy vọng đó là sự phản kháng yếu ớt, bất lực chống lại sự đau khổ ở hiện tại. Tuy nhiên, giống như thuốc phiện, con người ta chìm đắm vào nó coi nó là chân lý, bỏ qua đấu tranh, mà quên đi rằng thứ thuốc phiện ấy chỉ giúp người ta tạm quên đi nhất thời mà không hề giải quyết gốc rễ của vấn đề ở thực tại.
Như bạn nói thì "đức tin" nó giống như 1 liều morphine giảm đau cho cuộc sống của bạn ấy. Nhưng nốc nhiều morphine qúa thì nghiện.
Trả lời
Trích từ 1 comment cũ ở đâu đó của mình:
"Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Tôn giáo phản ánh sự đau khổ của hiện thực. Khi người ta bị dồn ép tới đường cùng, ko có khả năng phản kháng, chống cự, bất lực trước sự áp bức thì họ tìm tới tôn giáo như một niềm hy vọng cho cs của họ dù nó viển vông và ko có căn cứ gì. Để cầu nguyện cho một cuộc sống tốt đẹp hơn sau này hoặc là ở thế giới khác, ở kiếp khác... Những hy vọng đó là sự phản kháng yếu ớt, bất lực chống lại sự đau khổ ở hiện tại. Tuy nhiên, giống như thuốc phiện, con người ta chìm đắm vào nó coi nó là chân lý, bỏ qua đấu tranh, mà quên đi rằng thứ thuốc phiện ấy chỉ giúp người ta tạm quên đi nhất thời mà không hề giải quyết gốc rễ của vấn đề ở thực tại.
Như bạn nói thì "đức tin" nó giống như 1 liều morphine giảm đau cho cuộc sống của bạn ấy. Nhưng nốc nhiều morphine qúa thì nghiện.
Bạn nói đúng.
Mình muốn bổ sung một ý, cái neo đức tin giúp ta không lạc lối không nhất thiết phải là tin vào thần linh. Tin vào cái tốt, tin vào tình yêu, tin vào gia đình, tin vào trật tự xã hội, tin vào tương lai tươi sáng... Tin vào bản thân có thể thay đổi phát triển thích nghi cũng có thể giữ cho lòng mình vững chãi trước khó khăn.
Trước hết, mình là người theo Công giáo. Và mình cũng là người tin rất mạnh mẽ sức mạnh của niềm tin, vì mình biết rằng "xin thì sẽ được". Nếu có thể, thì mình có thể trở thành người đúng định nghĩa "con chiên ngoan đạo" như Woo Map nói bên dưới.
Thứ hai, mình là người yêu khoa học, và nghiền ngẫm khá nhiều về giá trị cuộc sống, và về xã hội.
Chính vì vậy, mình muốn hỏi lại về quan điểm của bạn về định nghĩa của chữ "vô thần"?
Vô thần có phải là chối bỏ mọi thần linh? Hay là vô thần là không sùng bái mọi thần linh? 2 cái này có vẻ giống nhau nhưng khác nhau về cách hành xử, chắc bạn cũng thấy điều khác nhau rồi. Xin tiếp tục.
Câu hỏi tiếp theo là người vô thần thì họ sẽ làm gì?
Có phải họ được tự do làm điều họ muốn? Hay là họ tin vào sự cân bằng của đời sống xã hội?
Nhiều người thường bảo: "Không có niềm tin tôn giáo cũng được nếu sống tốt và hoà hợp với người khác". Nếu chúng ta suy ngẫm thêm một xíu, thì vấn đề nằm ở chỗ cái gì đã định hình nên điều tốt và điều xấu? Làm sao chúng ta khẳng định chuyện A là tốt và chuyện B là xấu? Tất nhiên, hầu hết mọi người đều nói "nếu pháp luật cấm thì chuyện không tốt", nhưng làm thế nào mà một sự việc được đưa vào luật pháp? Chắc chắn phải có người đề xuất trước, vậy người đó dựa trên cái gì?
Tôn giáo đưa ra một cái định chuẩn về những gì tốt và xấu, và sau đó truyền bá cái định chuẩn đó đi cho toàn xã hội.
Đó là cái đặc điểm sơ khai nhất của tất cả mọi tôn giáo, chỉ là ít người nhìn nhận mặt này mà thôi.
Giờ xin quay lại chuyện vô thần.
Người vô thần, về lý thuyết, thì họ dựa vào khoa học, và các nghiên cứu xã hội mang tính khoa học. Nhưng thực tế họ dựa rất nhiều vào niềm tin tôn giáo của người khác, và cả những cảm xúc cá nhân của mình.
Ví dụ 1: Chuyện cấm trộm cắp tài sản xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Các tôn giáo thu nạp nó vào giáo lý của mình, nhưng nếu không có tôn giáo, thì khoa học cũng có thể suy ra được. Lý do nằm ở chỗ "để duy trì xã hội văn minh thì việc trộm cắp phải bị nghiêm cấm". Do đó, chuyện này có thể xem là một phần của nhu cầu xã hội, và người vô thần cũng phải tuân theo. Tuy nhiên, khi xét về lịch sử, thời xa xưa, khi mà khoa học còn chưa xuất hiện thì tôn giáo đã quyết định chuyện này một cách phi lý, nhờ vậy mà xã hội mới văn minh hơn và làm nền tảng cho khoa học phát triển.
Ví dụ 2: Chuyện xây dựng đất nước là chuyện ra ngoài khoa học. Thậm chí khoa học khuyến khích việc loại bỏ biên giới quốc gia và các đặc tính văn hoá, tức những phạm trù về lý tưởng, về đất nước, về văn hoá,... cần phải loại bỏ đi khi nghiên cứu thuần khoa học. Vậy vì cớ gì mà đất nước VN lại cần phải có "lý tưởng" nếu muốn đi theo định hướng vô thần? Thực tế, Marx và những người theo ông đều thần tượng hoá những nhân vật như Marx, Lenin, và cả Hồ Chí Minh theo đúng cái cách mà các tôn giáo vẫn thường làm (ví dụ như Ki-tô giáo đã làm đối với Jesus). Để rồi khi nắm quyền quản lý quốc gia, các chính trị gia tiếp tục phất ngọn cờ yêu nước (khái niệm "yêu nước" lại là phi khoa học), để cùng nhau xây dựng đất nước tốt đẹp hơn trong tương lại (và khái niệm "trong tương lai" cũng mơ hồ như khái niệm "thiên đường đời sau").
Ví dụ 3: Chuyện nhiều người kỳ thị việc ăn thịt chó. Rõ ràng, chó vẫn chỉ là động vật, xét về khoa học và tiến hoá, chó thuộc bộ ăn thịt giống như mèo, hổ, sư tử, và có quan hệ gần gũi với sói, cáo, chồn. Suy rộng hơn thì chó vẫn thuộc lớp thú như bò, heo và cũng giống như bò heo, chúng có quan hệ rất xa đối với bộ khỉ (vốn được xem có quan hệ gần gũi với con người hơn). Thế nhưng, không ai cổ vũ cho việc cấm ăn thịt khỉ, nhưng chó với mèo là chuyện khác. Vậy bản chất của vấn đề này là gì? Đó không phải là khoa học. Đó cũng chẳng phải chuyện tôn giáo, vì các tôn giáo lớn, hoặc là ăn tuốt (Thiên chúa giáo), hoặc là không ăn (Phật giáo), hoặc là chỉ cấm bò hoặc heo (Ấn giáo), chẳng có tôn giáo nào cấm ăn thịt chó mèo. Nhưng đây là chuyện cảm xúc cá nhân, và khi càng lúc có nhiều cá nhân có cảm xúc giống nhau thì nó hình thành nên xu thế.
Tôi nói 3 ví dụ trên để nói rằng bản thân khái niệm "vô thần" là vô chừng mực. Đâu đó chúng ta vẫn thấy màu sắc tôn giáo trong vô thần. Chừng nào chúng ta còn sống chung một xã hội, chừng nào mà người theo tôn giáo vẫn còn đan xen với người ngoài tôn giáo, chừng đó người vô thần vẫn chưa phải vô thần trọn vẹn. Và như thế, mọi suy xét về niềm tin vô thần sẽ chỉ là hệ quả của hiểu biết của từng cá nhân.
Tôi xin nhấn mạnh, bản chất của vô thần là tính cá nhân. Và nó phụ thuộc vào hiểu biết từng cá nhân.
Thế nên, nếu bạn vô thần, không ai cấm bạn thực hiện việc tìm kiếm niềm tin khi gặp khó khăn cả. Có rất nhiều người thực hành thiền, vì lý do nó giúp cho họ cân bằng trong những khó khăn của cuộc sống. Đó cũng là một cách. Nhưng với góc nhìn của mình thì nó cũng là một hình thức giống như cách các tôn giáo đã làm.
Nói tốt hay xấu thì bất cứ thứ gì cũng có tốt, có xấu. Ko có gì xấu hoàn toàn và cũng ko có gì tốt hoàn toàn.
Người vô thần thì sẽ ko tin bất cứ thứ gì cao siêu, ko phải thờ cúng, bái vọng, tâm hồn lúc nào cũng sẽ rảnh rang mà làm chuyện thực tế hay nói đơn giản là làm những việc cho người sống. Ko đổ lỗi, ko cầu cạnh. Tự thân hành động,.... Nói chung mặt tốt nhìn cũng rất tích cực. Và nếu ai cũng vô thần thì chắc chắn Nhà Nước đỡ đi 1 công tác Bài trừ mê tín dị đoan. 🤣🤣
Bên cạnh đó, 1 ng có tôn giáo cũng có những cái hay trong cuộc sống. Tôn giáo (ở đây chỉ bàn đến tôn giáo thuần, chính thống, ko hải kiểu tà mà hay lợi dụng nhé) là thứ hướng còn người đến cái Chân, Thiện, Mỹ. Người có Đạo (Đạo là tôn giáo nói chung, ko phải chỉ riêng Công giáo) sẽ là người sống đúng đắn, lương thiện, đẹp từ trong ra. Đó là cái mà tôn giáo hướng người ta đến.
Như chính bạn cũng thấy, khi ko có 1 đáng siêu nhiên nào đó, lúc bế tắc bạn chỉ biết dựa vào bản thân mà ko có bất cứ bệ đỡ nào cho tâm hồn. Tất nhiên bạn sẽ dễ dàng gục ngã. Tâm hồn mà bị đánh bại thì thể xác mạnh mẽ mấy cũng chỉ là 1 cái "bị thịt". Hay như 1 người co đức tin, họ sẽ hướng mình theo đường lối của Đạo đó mà sửa dần mình, và ngoài má cái Đạo cực đoan thì chẳng Đạo nào hướng con ng đến những đức tính xấu cả.
Để hướng đến cái tốt, Đạo còn có cả sự răn đe và ban thưởng. Bạn là ng có đức tin, bạn sẽ cầm dao và "xiên" vào ng khác để giật lấy cái ví khi Hỏa Ngục hiện ra trước mắt, trong tâm trí bạn chứ?
Ng có Đạo, ko ít thì nhiều sẽ chùn tay trước việc xấu vì sự răng đe, và mở lòng tốt ra vì cái Thiên Đàng, có hiện hữu ko, chưa biết.
Tóm lại, Vô thần ko xấu, nhưng bản tính con ng có cả tốt lẫn xấu. Con ng nên có 1 cái gì đó để hướng đến cái tốt. Tất nhiên có nhiều ng Vô thần nhưng vẫn sống tốt, và ngc lại, tội phạm theo Đạo cũng đầy ra. Nhưng cho ngay, vẫn phải công nhận, có 1 sự răn đe sẽ làm giảm bớt cái ác trong con người mà tăng cường thêm cái tốt trong tâm thức chúng ta.
Theo mình Vô thần tốt, nhưng tôn thờ 1 vị thần tốt thì còn tốt hơn.
Hi Adele, đó là cách giải thích của đại đa số mọi người, khi nói đến vấn đề vô thần vs hữu thần, rằng hữu thần giúp củng cố niềm tin của một người, giúp họ có một thứ gì đó để bám víu vào, hòng có thể vượt qua các khó khăn trong đời. Cách giải thích đó không sai, nhưng theo anh là chưa toàn diện lắm.
Tạm thời bỏ qua những "con chiên ngoan đạo" một cách mù quáng, hay những bạn lớn lên trong những gia đình có sẵn truyền thống tôn giáo (ở VN mình đa phần có lẽ là Thiên Chúa Giáo) mặc dù bản thân họ chưa chắc đã tin theo những tôn giáo này...thì những người hữu thần thực thụ mà anh biết đều không đơn thuần sống chỉ dựa trên một niềm tin mơ hồ nào đó, về một hay một vài vị thần mơ hồ nào đó.
Họ (bao gồm chính bản thân anh) đa phần là những người đã từng bị "khảo" (từng có những trải nghiệm kì dị, trải qua những biến cố, tai nạn khác thường), thậm chí bị rất nhiều lần. Chính những trải nghiệm đó, thay vì những bài giảng kinh hay những lý thuyết giáo lý, đã định hình lối sống của họ. Đó cũng là lý do tại sao anh từng rất nhiều lần nhấn mạnh sự khác biệt giữa tâm linh (thái độ hữu thần thực thụ) và tôn giáo, trong rất nhiều phản hồi trước đây trên Noron!.
Con người dù vô thần hay hữu thần, theo anh thấy thì miễn họ giữ cho mình những nguyên tắc đạo đức đúng đắn (không hãm hại các sinh vật khác, không khẩu nghiệp, hạn chế ngũ dục, sống theo chân-thiện-nhẫn, yêu thương người khác yêu thương bản thân...) thì đều sẽ có thể sống một cuộc sống tốt đẹp.
Một trong những điểm khác biệt giữa người hữu thần & vô thần, với anh (vì anh đã từng là một người vô thần), là người vô thần có thể sẽ có những suy nghĩ kiểu như là "tôi muốn làm gì, nói năng những gì, đối xử với người khác như thế nào cũng được, đó là quyền của tôi".
Điều đó không sai, nhưng theo thời gian và qua những trải nghiệm, họ sẽ dần nhận ra rằng vũ trụ này luôn tự cân bằng chính nó. Mọi thứ chúng ta làm, nói, cách chúng ta đối xử với chúng sinh xung quanh, cuối cùng đều sẽ quay trở lại với chúng ta như những chiếc boomerang vậy. Chúng ta ném nó đi như thế nào, nó sẽ trở lại với chúng ta như thế đấy.
Xin chia sẻ đôi dòng như vậy. :)))