Vô lượng tai ương nạn ách đều do nghiệp sát tạo thành
May thay, nó chỉ có một
Chúng tôi đang đọc cuốn Thủy Kính Hồi Thiên Lục của Thiền Sư Tuyên Hoá. Trong đó Hòa Thượng viết rằng “Thanh tịnh tâm ý quán sát ba ngàn đại thiên thế giới, ác nghiệp rẫy đầy ”. Tôi nhớ lại cảm giác mà tôi và những người khác có khi là những đứa trẻ ngày đầu đến trường, đọc phớt qua những quyển sách giáo khoa mới. Những cuốn sách lịch sử có nhiều hình ảnh nhất, nên nó là một giải thưởng, đặc biệt là chương Thế Kỷ 20. Chúng tôi mới choáng váng làm sao.
Những bức hình về chiến tranh và xung đột tràn đầy các trang giấy. Chiến tranh chiến hào, cơn bão bụi, và Đại khủng hoảng, Đức Quốc Xã, Thế chiến II (giống như đó là phần tiếp theo tự nhiên của Thế chiến I, “là cuộc chiến tranh để kết thúc các cuộc chiến tranh”, một trang hình ảnh lớn về đám mây hình nấm khổng lồ, một Einstein mệt mỏi và buồn bã, Martin Luther King, gia dình tổng thống Kennedy và những kẻ ám sát họ, Bức tường Berlin, Mao Trạch Đông, và một biểu đồ cho thấy sự chênh lệch về Tổng sản lượng quốc gia (GNP) giữa các nước “phát triển” và “kém phát triển”. Và đó là trước khi nó thật sự trở nên nặng nề! Chúng tôi đều biết những gì báo chí nói, và mỗi đêm tin tức trên TV chỉ mang những đám mây u ám vào cuộc sống của chúng tôi.
Và không chỗ nào trong những cuốn sách hay tờ báo này có người lớn trả lời những câu hỏi của chúng tôi như : “Tại sao?” Những vĩ nhân mang ánh sáng và hòa bình cho thế giới này đang ở đâu? Tại sao không có thêm anh hùng hay người viễn chinh xoay chuyển cơn thủy triều tàn sát và đau khổ kinh hoàng này? Vậy có hy vọng không?
Không có từ ngữ nào rõ ràng hơn, Thủy Kính Hồi Thiên Lục trả lời những câu hỏi thẳng thắn này, Hòa Thượng viết: “Vô lượng tai ương nạn ách đều do nghiệp sát tạo thành. Chúng ta nếu không kịp thời tỉnh thức ngăn chặn nguyên nhân sát sanh, duyên do sát sanh, phương pháp sát sanh, cùng nghiệp sát sanh, thì khó mà chuyển đổi được tai ách để được an lạc..”
Cuốn sách nhỏ bé này đi thẳng vào trọng tâm của căn bệnh thời đại, “Tai ương ách nạn là do sát nghiệp sanh ra, sát nghiệp là do tâm sanh ra”. Và, sau đó, thông điệp này được mang về nhà. “Nếu tâm không sanh lòng giết hại, lòng trộm cướp, lòng tà dâm, lòng nói dối, lòng uống rượu mà lại nghiêm trì năm giới, siêng tu tam vô lậu học (giới, định, huệ), thì tất cả ác nghiệp liền được tiêu trừ”.
Những lời nói của Hòa Thượng tràn đầy hy vọng và, đúng rồi, sự hùng dũng. Chúng nói thẳng vào cái thiện và cái từ bi trong tất cả chúng ta. “Đại dõng mãnh phát khởi lòng hướng thiện… Tại sao ta không nghĩ thay vì như thế (ý niệm xấu ác) thì hãy gột rửa thân tâm; rũ sạch bụi trần, khởi lòng hổ thẹn; hãy khổ nhọc thay đổi lỗi lầm trước kia để tạo một cuộc sống mới; hãy trở thành những người đặc biệt có đại lực; hãy làm lợi ích cho chúng sanh trong Pháp giới; hãy xem công dân mọi nước là anh em và tạo đức; hãy lập khuôn mẫu cho tất cả mọi người.”.
Những lời này nên được viết dưới bức tranh đám mây hình nấm trong những cuốn sách lịch sử. Nó chính xác là sự nói chuyện thẳng thắn với tấm lòng mà chúng tôi tìm kiếm khi còn là những đứa trẻ và chúng tôi đã không thể tìm thấy, những lời này là một thứ thuốc giải độc cho sự tuyệt vọng không thể tránh khỏi đã chộp lấy chúng tôi khi chúng tôi nhìn vào “Thời kỳ Văn minh”.
Lạy dọc theo xa hộ 1 ở California, Hoa Kỳ, ý nghĩ đến với tôi rằng các vị Bồ Tát đã cùng nhau giữ lại thế giới. Bằng việc thực sự tu hành những chân lý đơn giản này, các vị Bồ Tát ảnh hưởng đến mọi chúng sanh để họ làm cho tâm chúng sanh ngay thẳng và thanh tịnh tâm chúng sanh. Tôi tự nghĩ “Thật đơn giản!”. “Bí mật” tại sao và mọi thứ diễn ra như thế luôn thì thầm trong trái tim của tất cả chúng ta. “Tất cả do tâm tạo, tất cả do tâm tạo, tất cả thấy được là tôi”.
Khi còn là những đứa trẻ, chúng tôi biết rằng phía sau những tấm chân dung phiền muộn về “sự tiến bộ tàn ác”, vẫn có cái thiện và sự đại dũng mãnh. Làm thế nào chúng ta biết được như vậy? Vì nó vẫn đang đập nhịp trong mỗi chúng ta và đang tìm kiếm một nơi và một con đường để bám vào và trổ bông. Đây được gọi là “bổn địa”. Nó không biến mất theo thời đại và có thể “được làm mới mỗi ngày, ngày này qua ngày khác”.
Lúc đó tôi đã không biết làm thế nào để khởi phát mầm trí tuệ và từ bi đó. Và tất cả những bức hình khiến sự chia sẻ của tôi có vẻ nhỏ bé và là trò hề. Hòa Thượng viết “Bổn địa phong quang có lý thú kỳ diệu riêng mà ý vị thật vô cùng tận! Chúng ta nếu muốn được thưởng thức cái ý vị đó thì phải phát khởi lòng hướng thiện, gạn lọc tâm tính”. Sao người ta lại có thể bỏ dữ kiện thực tế này ra ngoài sách giáo khoa của chúng tôi?
Cảnh giới: Xe tải, đá, túi đeo vai máu vàng, âm thanh và mùi, và kể cả lưng của thầy Hằng Thật cũng trở nên rất quen thuộc – giống như về lại ngôi nhà bạn quen chăm sóc sau khi đi xa một thời gian dài.
Tôi có cảm giác về Hòa Thượng và các đệ tử của ngài trong khi bái lạy trên một con đường yên tĩnh: nhân duyên, nghiệp và quả, thệ nguyện và một vị thầy mô tả việc chúng tôi cùng đến và những khoãng thời gian xa cách. “Quy y” là “quay về và nương tựa”. Hầu hết mọi người, khi họ quy y, họ cảm thấy họ đang trở về nhà, như thể họ đã tìm thấy con đường quay trở về sau một hành trình dài đầy gian nan. Những khoãng thời gian và hồi ức trước kia đã mất và đầy lo lắng, nhiều chướng ngại và phiền não – tranh đấu và tìm kiếm, luôn có một cái gì thôi thúc “vẫn còn có gì đó, có một nơi nào đó ta thuộc về hơn”.
Với nhân duyên thâm sâu, chúng tôi gặp nhau nhiều lần trên đường đạo và ra đi. Cảm giác đã từng gặp (deja vus) và những cảm giác “Này, trông anh quen quá” là những dấu vết còn lại của những quan hệ xa hôi và kinh nghiệm cùng với nhau.
Nếu lần này chúng ta làm được, chúng ta có thể ra khỏi bánh xe luân hồi, và tự tại đến đi, vui vẻ nương theo nguyện từ bi. Ai giác ngộ có thể rời bụi trần và trở thành một nơi tin cậy cho mọi chúng sanh – một Bồ đề đạo tràng rộng lớn.
Sư Phụ: (Cuộc nói chuyện vào ngày tôi xuất gia, tháng 4 năm 1977) Con sẽ quay trở lại hoàng cung chứ? Lần này con có muốn bỏ chạy và làm hoàng đế lần nữa không?
Hằng Triều: Không, thưa Sư Phụ!
Sư Phụ: Tốt. Con có nhớ gì trong giấc mơ và cảnh giới của mình không?
Hằng Triều: Một chút.
Sư Phụ: Con có thể nói những vết đốt hương này trên đầu con là để con không bao giờ chạy đi nữa”, Sư Phụ cười và thổi hơi nóng và tro (do đốt hương trên đầu) bay khỏi đầu tôi.
“Răng Trí Tuệ”. (Răng khôn)
Chúng tôi không dừng tu hành để thọ trai. Ăn là một sự quán niệm. Cái gì được quán? 1) quán thức ăn từ đâu đến – mồ hôi công sức để có được bát cơm ngay trước mặt ngươi; 2) công việc tu đạo của ta có đủ đức hạnh để thọ nhận món cúng dường này không? Một vị tăng ở chùa Kim Sơn Thánh Tự nói rằng “Các vị có thể luôn trả lời “không” với câu hỏi này”. 3) canh chừng lòng tham – đừng như một con heo; 4) xem thức ăn là thuốc chữa bệnh và đừng tham mùi vị rồi ăn đồ “ngon nhất”; 5) thọ nhận đồ ăn để giúp tu đạo – đừng ăn nhiều hơn hoặc ít hơn lượng cần thiết.
Vấn đề của “Ngũ quán” này là điều khiển các niệm và tập trung tâm ý, ngay cả khi ăn. Có câu rằng “Định Huệ không hai”. Tuệ thị hiện với định; định không khác tuệ. Chúng không hai mà chỉ là một. Lìa định nhất tâm, ngay trước mắt bạn, bạn trở nên ngu si và tạo ra mớ hỗn độn. Vào bữa trưa, niệm tham phân tán khởi chớp nhoáng. Mắt trở nên to hơn dạ dày. Người ta cắn lưỡi và tay họ, bị nấc và hầu như luôn bị vì họ nuốt xuống nhanh hơn – con quỷ tham đang kiểm soát.
Mặc dù vậy, chủ yếu, ăn để giúp chúng ta giữ mạng sống. Nó giúp làm chậm quá trình hư hại và tan vỡ thành các yếu tố đất, nước, gió, lửa của chúng ta. Do đó có một nỗi lo lắng nào đó đi cùng thức ăn: chúng ta biết rõ rằng nếu không ăn, chúng ta sẽ phải đối diện với điều chúng ta sợ nhất: chết, bệnh, vô thường của chính mình. Cho nên khi chúng ta ăn, chúng ta lo lắng, bị mê hoặc và nghĩ nhiều về bản thân. Đối ngược lại thì vẫn đúng: khi chúng ta lo lắng và sợ hãi, chúng ta ăn. Sợ hãi từ gốc rễ là một chúc năng của vô minh. Chúng ta sợ điều không biết và không hiểu được, bóng đêm, âm thanh ồn ào, sự tổn hại cơ thể, ma, linh hồn, cái chết, tai họa, mất thứ chúng ta có, v.v... Mọi nỗi sợ đến từ việc không rõ ràng về sanh tử - “Bạn đến từ đâu, và sinh ra khi nào? Bạn sẽ đi đâu sau khi chết?”
Vì thế chúng ta hoảng loạn và bám víu bất kỳ thứ gì xảy ra xung quanh chúng ta đã cho thấy sự vô thường của cuộc sống. Bởi thế có câu rằng “Chúng ta sống say chết mộng”. Từ lúc còn trong nôi đến khi nằm mộ, không bao giờ biết, không bao giờ an lạc – hồ đồ và bị kéo lôi bởi những cái bóng và ức đoán. Đây là điều tự nhiên. Đây gọi là “trôi theo dòng”. Sống thì dễ mà chết thì khó.
Đi ngược dòng sanh tử là cốt tủy của việc tu hành. Trong hơn 2.600 năm trên hành tinh này, những dụng cụ và phương pháp để “cùng lên đường” đều luôn có sẵn. Con đường thanh tịnh nhất, trực chỉ nhất là ở ngay trong tâm chúng ta. Tất cả điều Phật giáo làm là cung cấp công cụ và một tấm bản đồ. Còn thực hiện là chính bạn. Mọi phương pháp (pháp) chỉ là công cụ, được tạo ra để ngăn chặn dòng vọng tưởng lưu chuyển vô tận. Khi tâm điên cuồng, tán loạn dừng lại, “toàn thể hiện” một cách tự nhiên.
Thấu hiểu, viên mãn và rõ ràng, như nước phản chiếu mặt trăng. Tâm định giống như bầu trời, muôn dặm không mây.
Tôi có một chiếc răng bị bể với sọi thần kinh răng lộ ra. Nó giúp giữ cho tâm tôi khỏi đi lang thang. Nếu tôi cố nói chuyện khi đang ăn, cái răng làm đau khủng khiếp. Nếu tôi ăn nhanh quá, nhiều quá, hay để tâm thao buông lung ăn kẹo, thì chiếc răng này đau ngay lập tức. Chuyện này xảy ra mọi lúc. Bạn có thể nói, nó là một “chiếc răng trí tuệ” (răng khôn) giữ cho tôi chân thật và chánh niệm khi ăn.
Nói chung, sự phản hồi đáp ứng với hệ thống vọng tưởng đang ngày càng chặt chẽ hơn và tinh tế hơn. Chúng tôi ít có chỗ để phạm sai lầm. Mọi lỗi nhỏ đều chiêu cảm một cái gai hay một lon bia, một cái răng đau hoặc xe bị hư. Thông điệp thật rõ ràng: giờ ngươi đã biết đó là sai lầm, đừng có chạy đi làm điều lỗi lầm – hãy chuyên chú.
(còn tiếp)
Hằng Thật - Tháng 10, 1977