Việt Nam học-Chuyên ngành du lịch và lữ hành ?
kiến thức chung
1. Giới thiệu ngành
Chương trình Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và lữ hành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế – xã hội Việt Nam và quản lý dịch vụ lữ hành; đồng thời rèn luyện những kỹ năng chuyên môn của nghiệp vụ lữ hành gồm hướng dẫn viên du lịch, khai thác và xây dựng chương trình tour, điều hành và tổ chức thự̣c hiện tour. Qua đó, giúp sinh viên có khả năng ứ́ng xử, giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình tour và tạo lập kỹ năng thực hnh nghề nghiệp tương xứng với trình độ trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu của thời đại.
2. Chương trình đào tạo
Ngành: Việt Nam học chuyên ngành Du lịch và lữ hành -mã ngành: 7310630
Chương trình: Chương trình tiêu chuẩn
STT Khối kiến thức Số tín chỉ Chi tiết các môn học/học phần
1 Kiến thức giáo dục đại cương: 38 tín chỉ
1.1 Môn lý luận chính trị, pháp luật 12 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam, Pháp luật đại cương
1.2 Tiếng Anh 15 Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3
Lưu ý:
SV không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3
SV phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định
1.3 Cơ sở tin học 4 Cơ sở tin học 1, cơ sở tin học 2 và dự thi chứng chỉ MOS về MS.Word, Excel
1.4 Kỹ năng hỗ trợ 7 Phương pháp học đại học, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng viết và trình bày, Kỹ năng giao tiếp trong du lich; Kỹ năng phát triển bền vững
1.5 Giáo dục thể chất Bơi lội và 04 tín chỉ tự chọn về Giáo dục thể chất trong 15 môn GDTC
1.6 Giáo dục quốc phòng Gồm 03 học phần GDQP
2 Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 91 tín chỉ
2.1 Kiến thức cơ sở 15 Nhập môn xã hội học, Thống kê xã hội, Lịch sử văn minh thế giới, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Ý nghĩa và định hướng học tập, Các phương pháp nghiên cứu xã hội
2.2 Kiến thức ngành 66
2.2.1 Kiến thức chung 20 Môi trường và phát triển, Tôn giáo, Nhập môn khu vực học, Địa lý du lịch, Luật du lịch, Xã hội học du lịch, Tổng quan về ngành công nghiệp du lịch, Tiếng Anh chuyên ngành du lịch, Kinh tế du lịch
2.2.2 Kiến thức chuyên ngành 46
Các môn chung và môn bắt buộc 36 Di tích lịch sử văn hóa & danh thắng, Tuyến điểm du lịch 1, Tuyến điểm du lịch 2, Thực hành tuyến điểm du lịch 1, Thực hành tuyến điểm du lịch 2, Học phần thực tế nghề nghiệp, Quản trị lữ hành, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Tiếp thị trong du lịch, Thiết kế và điều hành tour, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Chăm sóc du khách, Quản lý nguồn nhân lực trong du lịch, Tiêu thụ trong du lịch, Tài chính du lịch
Các môn học tự chọn 10 • Các loại hình nghệ thuật VN, Du lịch cộng đồng
• Du lịch văn hóa, Du lịch sinh thái: tour điều hành và hướng dẫn
• Y tế thường thức, Nghiệp vụ xuất nhập cảnh
• Lễ tân ngoại giao, Văn hóa ẩm thực
• Du lịch MICE, Du lịch tàu biển
2.3 Tập sự nghề nghiệp 4 -SV thực hiện từ 2- 4 tháng làm việc tập sự tại doanh nghiệp như một nhân viên/kỹ sư
-Thi kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn
2.4 Khóa luận TN hoặc tự chọn chuyên ngành 6 Chuyên đề tổng hợp hoặc Cơ sở tự nhiên, văn hóa và kinh tế cho phát triển du lịch - lữ hành, Quản lý kinh doanh du lịch - lữ hành, Thiết kế, điều hành và hướng dẫn tour
3.Chuẩn đầu ra:
- Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam, thế giới và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề nghiệp lữ hành.
- Thiết kế, hướng dẫn, điều hành và triển khai các tour du lịch trong và ngoài nước.
- Vận dụng được kỹ năng thực hnh nghề lữ hành, hướng dẫn, tổ chức sự kiện; biết sắp xếp, giám sát và điều hành công việc tổ chức thực hiện tour đảm bảo nguyên tắc, quy trình làm việc tốt nhất.
- Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức chuyên ngành trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm lữ hành.
- Có khả năng vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm vào công việc như: làm việc nhóm, giao tiếp du lịch,
- Trình độ ngoại ngữ: IELTS ≥ 5.0 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương)
- Trình độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế ≥ 750
4.Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên ra trường có thể làm việc:
- Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp
- Thuyết minh viên tại điểm
- Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận của công ty du lịch lữ hành: Chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour, tổ chức sự kiện,…
- Tự tạo lập doanh nghiệp lữ hành mới với quy mô nhỏ.
- Chuyên viên tư vấn tổ chức tour, tổ chức sự kiện, teambuilding,
- Các công việc ở bộ phận: lữ hành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch).
- Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch lữ hành.
Tuyết Ngọc