Việt Nam đã từng được to như thế?
Cương vực rộng lớn của Đại Nam và việc đô hộ Lào, Campuchia
Nước Nam ta về đời vua Thánh-tổ thì to rộng hơn cả, là vì quân Xiêm-la (Thái Lan) cứ hay sang quấy-nhiễu cho nên các xứ ở Lào đều xin về nội thuộc nước ta.
Nước Nam ta về đời vua Thánh-tổ thì to rộng hơn cả, là vì quân Xiêm-la (Thái Lan) cứ hay sang quấy-nhiễu cho nên các xứ ở Lào đều xin về nội thuộc nước ta.
Năm đinh-hợi (1827), người Nam-chưởng (Luan-Pra-bang) thông với Xiêm-la, rồi cứ đem quân xuống quấy-nhiễu đất Trấn-ninh. Tù-trưởng là Chiêu Nội 昭 内 xin đem đất Trấn-ninh về nội thuộc Việt-nam. Vua Thánh-tổ phong cho Chiêu Nội làm Trấn-ninh phòng-ngự-sứ 防 禦 使 cai-quản cả 7 huyện, lại phong cho những thổ-mục làm thổ tri-huyện và thổ huyện-thừa. Chiêu Nội dâng sổ dân đinh và điền thổ, cả thảy được 3.000 suất đinh và 28 sở ruộng.
Lại có đất Tam-động và Lạc-phàn ( trước thuộc về Vạn-tượng) cũng xin nội thuộc. Triều-đình chia những đất ấy ra làm hai phủ là Trấn-tĩnh-phủ 鎮 靖 府 và Lạc-biên-phủ 樂 邊 府. Năm ấy lại có xứ Xa-hổ (?), Sầm-tộ (Sam-teu), Mường-soạn (?), Mang-lan (Mường-lam), Trình-cố (Xiêng-khô), Sầm-nứa (Sam-neua), Mương-duy (?) và ở Ngọc-ma có Cám-cát (Kham-keut), Cam-môn và Cam-linh (?) đều xin về nội thuộc. Vua Thánh-tổ chia những đất ấy ra làm ba phủ là Trấn-biên 鎮 邊, Trấn-định 鎮 定 và Trấn-man 鎮 曼.
Phủ Trấn-biên có bốn huyện là Xa-hổ, Sầm-tộ, Mang-soạn, Mang-lan; phủ Trấn-định[5] có 3 huyện là Cam-cát, Cam-môn, và Cam-linh. Hai phủ ấy đều thuộc về Nghệ-an. Còn phủ Trấn-nam có 3 huyện là Trình-cố, Sầm-nứa, Man-duy thì thuộc về Thanh-hóa.
Ở miền Cam-lộ thuộc Quảng-trị lại có những mường Mang-vang (?), Ná-bí (?), Thượng-kế (?), Tả-bang (?), Xương-thịnh (?), Tầm-bồn (?), Ba-lan (?), Mang-bổng (?), Lang-thời (?), xin về nội thuộc, chia ra làm 9 châu, cho chiếu lệ triều-cống.
Đại-khái là đất Sầm-nứa, đất Trấn-ninh, đất Cam-môn và đất Savannakhet bây giờ, thủa ấy thuộc về Việt-nam ta cả.
Ở nước Chân-lạp (Campuchia) thì từ khi quan quân phá được giặc Xiêm rồi, tướng quân là Trương minh Giảng 張 明 講 và tham-tán là Lê đại Cương 黎 大 綱 lập đồn An-nam ở gần Nam-vang để bảo-hộ Chân-lạp.
Cuối năm giáp-ngọ (1834), vua nước Chân-lạp là Nặc ông Chân mất, không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là bọn Trà Long 茶 龍 và La Kiên 羅 堅. Những người này đều là người Chân-lạp mà lại nhận quan chức Việt-nam. Đến năm ất-vị (1835), Trương minh Giảng xin lập người con gái của Nặc ông Chân tên là Angmey lên làm quận-chúa, gọi là Ngọc Vân công-chúa 玉 雲 公 主, rồi đổi nước Chân-lạp ra làm Trấn-tây-thành 鎮 西 城, chia ra làm 32 phủ và 2 huyện. Đặt một tướng-quân 將 軍, một tham-tán đại-thần 參 贊 大 臣, một đề-đốc 提 督, một hiệp-tán 協 贊, và 4 chánh phó lĩnh-binh 領 兵, để coi mọi việc quân dân. Ở các chỗ yếu-hại, lại đặt chức tuyên-phủ 宣 撫, an phủ 安 撫 để phòng-ngự.
Năm canh-tí (1840), nhà vua sai Lê văn Đức 黎 文 德 làm khâm-sai đại-thần, Doãn Uẩn 尹 蘊 làm phó và cùng với Trương minh Giảng để kinh-lý mọi việc ở Trấn-tây-thành, khám-xét việc buôn-bán, đo ruộng đất, định thuế đinh, thuế thuyền-bè buôn-bán dưới sông.
Nhưng vì quan-lại Việt-nam ta sang làm nhiều điều trái lẽ, nhũng-nhiễu dân-sự, lại bắt Ngọc Vân quận-chúa đem về để ở Gia-định, bắt bọn Trà Long và Lê Kiên đày ra Bắc-kỳ, dân Chân-lạp ai cũng oán giận, chỗ nào cũng có giặc-giã nổi lên đánh phá. Lại có em Nặc ông Chân là Nặc ông Đôn khởi nghĩa, có người Tiêm-la giúp-đỡ, thành ra quan quân đánh mãi không được. Về sau đến khi vua Thánh-tổ mất rồi, quan quân phải bỏ thành Trấn-tây mà rút về An-giang.
Ấy cũng là vì người mình không biết bênh-vực kẻ hèn-yếu, chỉ đem lòng tham-tàn mà ức-hiếp người ta, cho nên thành ra hao-tổn binh-lương, nhọc-mệt tướng-sĩ, mà lại phải sự bại-hoại, thật là thiệt hại cho nước mình.
Theo Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
Lại có đất Tam-động và Lạc-phàn ( trước thuộc về Vạn-tượng) cũng xin nội thuộc. Triều-đình chia những đất ấy ra làm hai phủ là Trấn-tĩnh-phủ 鎮 靖 府 và Lạc-biên-phủ 樂 邊 府. Năm ấy lại có xứ Xa-hổ (?), Sầm-tộ (Sam-teu), Mường-soạn (?), Mang-lan (Mường-lam), Trình-cố (Xiêng-khô), Sầm-nứa (Sam-neua), Mương-duy (?) và ở Ngọc-ma có Cám-cát (Kham-keut), Cam-môn và Cam-linh (?) đều xin về nội thuộc. Vua Thánh-tổ chia những đất ấy ra làm ba phủ là Trấn-biên 鎮 邊, Trấn-định 鎮 定 và Trấn-man 鎮 曼.
Phủ Trấn-biên có bốn huyện là Xa-hổ, Sầm-tộ, Mang-soạn, Mang-lan; phủ Trấn-định[5] có 3 huyện là Cam-cát, Cam-môn, và Cam-linh. Hai phủ ấy đều thuộc về Nghệ-an. Còn phủ Trấn-nam có 3 huyện là Trình-cố, Sầm-nứa, Man-duy thì thuộc về Thanh-hóa.
Ở miền Cam-lộ thuộc Quảng-trị lại có những mường Mang-vang (?), Ná-bí (?), Thượng-kế (?), Tả-bang (?), Xương-thịnh (?), Tầm-bồn (?), Ba-lan (?), Mang-bổng (?), Lang-thời (?), xin về nội thuộc, chia ra làm 9 châu, cho chiếu lệ triều-cống.
Đại-khái là đất Sầm-nứa, đất Trấn-ninh, đất Cam-môn và đất Savannakhet bây giờ, thủa ấy thuộc về Việt-nam ta cả.
Ở nước Chân-lạp (Campuchia) thì từ khi quan quân phá được giặc Xiêm rồi, tướng quân là Trương minh Giảng 張 明 講 và tham-tán là Lê đại Cương 黎 大 綱 lập đồn An-nam ở gần Nam-vang để bảo-hộ Chân-lạp.
Cuối năm giáp-ngọ (1834), vua nước Chân-lạp là Nặc ông Chân mất, không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là bọn Trà Long 茶 龍 và La Kiên 羅 堅. Những người này đều là người Chân-lạp mà lại nhận quan chức Việt-nam. Đến năm ất-vị (1835), Trương minh Giảng xin lập người con gái của Nặc ông Chân tên là Angmey lên làm quận-chúa, gọi là Ngọc Vân công-chúa 玉 雲 公 主, rồi đổi nước Chân-lạp ra làm Trấn-tây-thành 鎮 西 城, chia ra làm 32 phủ và 2 huyện. Đặt một tướng-quân 將 軍, một tham-tán đại-thần 參 贊 大 臣, một đề-đốc 提 督, một hiệp-tán 協 贊, và 4 chánh phó lĩnh-binh 領 兵, để coi mọi việc quân dân. Ở các chỗ yếu-hại, lại đặt chức tuyên-phủ 宣 撫, an phủ 安 撫 để phòng-ngự.
Năm canh-tí (1840), nhà vua sai Lê văn Đức 黎 文 德 làm khâm-sai đại-thần, Doãn Uẩn 尹 蘊 làm phó và cùng với Trương minh Giảng để kinh-lý mọi việc ở Trấn-tây-thành, khám-xét việc buôn-bán, đo ruộng đất, định thuế đinh, thuế thuyền-bè buôn-bán dưới sông.
Nhưng vì quan-lại Việt-nam ta sang làm nhiều điều trái lẽ, nhũng-nhiễu dân-sự, lại bắt Ngọc Vân quận-chúa đem về để ở Gia-định, bắt bọn Trà Long và Lê Kiên đày ra Bắc-kỳ, dân Chân-lạp ai cũng oán giận, chỗ nào cũng có giặc-giã nổi lên đánh phá. Lại có em Nặc ông Chân là Nặc ông Đôn khởi nghĩa, có người Tiêm-la giúp-đỡ, thành ra quan quân đánh mãi không được. Về sau đến khi vua Thánh-tổ mất rồi, quan quân phải bỏ thành Trấn-tây mà rút về An-giang.
Ấy cũng là vì người mình không biết bênh-vực kẻ hèn-yếu, chỉ đem lòng tham-tàn mà ức-hiếp người ta, cho nên thành ra hao-tổn binh-lương, nhọc-mệt tướng-sĩ, mà lại phải sự bại-hoại, thật là thiệt hại cho nước mình.
Theo Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
lịch sử
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian