Việt Nam có văn hoá riêng không hay tất cả đều là sao chép từ Trung Quốc?

  1. Văn hóa

Câu hỏi này không hề có ý xấu chỉ dựa trên thắc mắc của mình nên hy vọng các bạn không hiểu lầm.

Từ khóa: 

văn hoá việt nam

,

văn hóa

Thấy bất ngờ khi có bạn hỏi câu này. Tất nhiên phải có văn hóa rồi chứ bạn. Từ trước đây trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định: 

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác"

Không tự nhiên mà Bình Ngô đại cáo trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam, bổ sung và hoàn thiện hơn cho tuyên ngôn trong "Sông núi nước Nam" về việc khẳng định độc lập chủ quyền của một quốc gia còn bao gồm cả văn hiến, phong tục tập quán, là văn hóa đấy bạn. Tại sao các triều đại phương Bắc sang xâm lược Việt Nam, chúng thực thi chính sách "đồng hóa về văn hóa"? Bởi chỉ khi tất cả cùng chung văn hóa thì chúng mới thực sự thực hiện được âm mưu xâm lược nước ta. Nhưng bạn thấy đấy, suốt 1000 năm phong kiến, dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa, không bị khuất phục và đấu tranh chiến thắng kẻ thù. Điều đó cho thấy, sức mạnh của văn hóa lớn như thế nào.

Bác Hồ từng nói “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Bạn có thể hình dung dễ hơn khái niệm văn hóa qua những khía cạnh về ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, món ăn, trang phục, lễ hội, văn học (văn học dân gian,...),...những thứ mà chỉ Việt Nam mới có và mang đậm nét đặc trưng dân tộc

Giờ bạn đã dễ hình dung hơn về văn hóa Việt Nam hay chưa? Tất nhiên vẫn có vay mượn của Trung Quốc bởi bị xâm lược lận 1000 năm cơ mà, ít nhiều vẫn có nhưng nếu so với bề dày văn hóa Việt Nam, đó chỉ là số ít

Trả lời

Thấy bất ngờ khi có bạn hỏi câu này. Tất nhiên phải có văn hóa rồi chứ bạn. Từ trước đây trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định: 

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác"

Không tự nhiên mà Bình Ngô đại cáo trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam, bổ sung và hoàn thiện hơn cho tuyên ngôn trong "Sông núi nước Nam" về việc khẳng định độc lập chủ quyền của một quốc gia còn bao gồm cả văn hiến, phong tục tập quán, là văn hóa đấy bạn. Tại sao các triều đại phương Bắc sang xâm lược Việt Nam, chúng thực thi chính sách "đồng hóa về văn hóa"? Bởi chỉ khi tất cả cùng chung văn hóa thì chúng mới thực sự thực hiện được âm mưu xâm lược nước ta. Nhưng bạn thấy đấy, suốt 1000 năm phong kiến, dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa, không bị khuất phục và đấu tranh chiến thắng kẻ thù. Điều đó cho thấy, sức mạnh của văn hóa lớn như thế nào.

Bác Hồ từng nói “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Bạn có thể hình dung dễ hơn khái niệm văn hóa qua những khía cạnh về ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, món ăn, trang phục, lễ hội, văn học (văn học dân gian,...),...những thứ mà chỉ Việt Nam mới có và mang đậm nét đặc trưng dân tộc

Giờ bạn đã dễ hình dung hơn về văn hóa Việt Nam hay chưa? Tất nhiên vẫn có vay mượn của Trung Quốc bởi bị xâm lược lận 1000 năm cơ mà, ít nhiều vẫn có nhưng nếu so với bề dày văn hóa Việt Nam, đó chỉ là số ít

đương nhiên là có rồi b ưi
vdu như là vịt om sấu=))) tranh sơn mài, bát tràng vân vân và mây mây...
thật ra thì nước nào cũng bị ảnh hưởng theo một nền văn hoá nào đó trong lịch sử và có sự tương đồng trong một số thứ dựa theo nguồn gốc và số đông b à
Nói Việt Nam không có văn hóa do đi sao chép từ Trung Hoa giống như việc cho rằng Nhật Bản và Triều Tiên cũng chẳng có văn hóa vậy. Những lớp Wafuku (kimono) đã tồn tại ở Nhật Bản trước cả Trung Quốc có Hanfu (Hán phục), và người Việt cũng mặc 5,6 lớp áo từ thời xưa. Không chỉ mỗi Nhật Bản, Việt Nam cũng có cả tấn sự khác biệt về phong cách để làm nên sự khác biệt trong văn hóa. Nói tất cả đều giống Hán phục giống kiểu nói Hanbok giống Thâm y(Aoqun) và Wafuku (kimono) giống Khúc cư (Quju) vậy.
Vậy, chúng ta liệt kê thôi nhỉ
1. Người Việt xưa ở mọi lứa tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều nhuộm răng đen: Chỉ một bộ phận rất nhỏ người phía nam Trung Quốc có tục lệ này. Tại Việt Nam, nhuộm răng đen là biểu tượng của sắc đẹp, thậm chí tới các vị Hoàng Đế cũng nhuộm răng. Thời xưa không nhuộm răng cũng đồng nghĩa như không mặc quần ngày nay vậy.
https://cdn.noron.vn/2022/08/05/9926502312379806-1659696962.jpg
2. Người Việt xưa ở mọi lứa tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều xăm: Xăm mình được coi là tội phạm tại Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam xưa, xăm hình là yêu cầu đối với các quan Triều Đình, và chỉ có Hoàng Đế mới được xăm hình rồng. Sau đó nhà Minh sang xâm lược và xóa tan quan niệm đó đi, xăm mình sau đó bị cấm.
3. Người Việt xưa ở mọi lứa tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều nhai trầu: Môi đỏ nhai trầu từng là biểu tượng sắc đẹp của người Việt, và trầu cũng thường được sử dụng làm của hồi môn. Thậm chí Hoàng Hậu cũng nhai trầu.
https://cdn.noron.vn/2022/08/05/nhai-trau-gay-ung-thu-miengbenhvn1-1659697047.jpg
4. Người Việt xưa ở mọi lứa tầng lớp, lứa tuổi, giới tính thường đi chân đất: Người Việt xưa cảm thấy thoải mái khi đi đi chân đất. Các quan triều đình trước thời Nguyễn đi chân đất để vào chầu. Hoàng Đế và Hoàng Hậu thường ngày cũng đi chân đất, tất nhiên là họ có đi giày/dép, nhưng chỉ vào những dịp đặc biệt mà thôi.
5. Nói về giày, phụ nữ Việt Nam xưa đi những đôi giày lộ gót: Khác với phụ nữ Trung Quốc, họ thường bó chân gót sen và coi đó là chuẩn mực của cái đẹp, còn phụ nữ Việt xưa tự hào khi khoe đôi chân của mình. Gót chân càng đẹp thì cái đẹp càng tăng. Đó là lý do những đôi giày lộ gót ra đời. Và vì người Việt thích đi chân đất, nên tục bó chân không tồn tại ở Việt Nam xưa.
6. Kiểu tóc ở mỗi thời đều khác Trung Quốc: Trong suốt thời Lý và Trần, mọi người thường để tóc ngắn, đàn ông thì thường cạo trọc, điều này đến do ảnh hưởng từ tôn giáo (Đạo Phật). Đối lập hẳn so với người Trung Quốc khi họ thường để tóc dài và búi thông qua các nghi thức Nho Giáo. Tất nhiên người Việt cũng búi tóc, nhưng không phổ biến như việc để tóc ngắn. Đến thời Lê, cả đàn ông và phụ nữ đều thích để mái tóc bồng bềnh. Tóc càng dài, càng mượt, thì con người càng đẹp, kể cả đối với đàn ông. Thế nên mọi người đều thả tóc, thậm chí một số người còn nuôi tóc chạm xuống đất, người Trung Quốc không thả tóc như người Việt. Trong văn hóa Á Đông, chỉ có thời Bình An tại Nhật (Heian Japan) và thời Lê tại Việt Nam thả tóc dài, trong khi người Triều Tiên và Trung Quốc buộc tóc lên. Tại thời Nguyễn, tóc búi và khăn xếp được ưa chuộng. Khăn xếp là vật cực kì độc đáo của người Việt mà không giống với bất kì phụ kiện tôn giáo nào khác. Tất nhiên, Trung Quốc không có khăn xếp hay đồ vật tương tự như vậy.
7. Cách ăn mặc của người Việt khác biệt với Trung Quốc do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới: Nam nhân người Việt xưa thường mặc áo thâm (đồ tối màu). Tại thời Lý, người Việt thường mặc áo chéo cổ (Áo Giao Lĩnh). Ở thời Trần, người Việt mặc áo cổ tròn (Áo Viên Lĩnh), loại áo có nét giống áo Bối Tử Thời Tống, tuy nhiên áo Viên Lĩnh không có đai thắt ngang lưng, và đàn ông thì thường đóng khố thay vì mặc quân bên trong. Đến thời Lê, áo Trực Lĩnh khá phổ biến: không có váy gấp, cổ khá rộng, người mặc áo thường để lộ ngực, yếm do tiết trời nóng. Điều này không có nghĩa người Việt thích khoe thân, họ là một trong những dân tộc kín đáo nhất vùng Đông Á. Cái yếm (áo che ngực của phụ nữ xưa) được sử dụng để che đi bộ phận nhạy cảm của người phụ nữ. Cổ áo của người Trung Quốc thường cao lên đến tận cổ, phong cách này được du nhập vào Việt Nam khi nhà Nguyễn lên ngôi. Chịu ảnh hưởng từ nhà Minh bên Trung Quốc, tuy nhiên, cổ áo thời Nguyễn cũng ngắn hơn rất nhiều (Áo Ngũ Thân, áo lập lĩnh may bằng 5 khổ vải, thân áo dài quá đầu gối, tay áo hẹp). Đến thời kì Pháp thuộc, áo Ngũ Thân biến thành Áo Dài hiện đại với eo được ôm chặt. Áo dài không có liên quan gì đến áo Xường Xám/Sườn Xám/Áo dài Thượng Hại (Qipao) trừ việc chúng được sinh ra cùng thời, minh chứng cho việc ảnh hưởng phong cách may ôm của phương Tây.
8. Nội thất và phương tiện di chuyển của người Việt khác nhau: Người Việt di chuyển bằng voi, quan quân được khênh bằng võng. Người Việt thời nào cũng có sập, và ăn cơm đều phải dùng mâm để sắp.
https://cdn.noron.vn/2022/08/05/9530292215287296606287307864850447788408832n-1659697360.jpg
9. Ẩm thực Việt Nam là độc nhất: Đồ ăn Việt có 3 vị: Việt, Pháp và Trung. Nước mắm Việt là độc nhất. Phở là món ăn kết hợp từ nước dùng, bánh và thịt. Ẩm thực Cung Đình Huế rất tinh tế và xa hoa.
11. Người Trung Quốc không thể đọc được chữ Nôm: Chữ Nôm được tạo ra như tiếng bản địa của Việt Nam, nó sử dụng hệ thống Hán Tự vì có rất nhiều từ mượn (giống Nhật Bản và Triều Tiên). Sau đó chữ Quốc Ngữ đã thay thế hệ thống chữ Nôm.
12. Đấu củng (dougong) được thay thể bởi Bảy/Kẻ: Bảy là cấu trúc đơn giản của Đấu củng, sử dụng từ thời Hậu Lê trở đi.
(Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê, Nguyễn) hoặc là hệ đấu - củng (Chủ yếu đến hết thời Lý, Trần dần bổ sung hoặc thay thế bằng bảy/kẻ). Cả hai phương pháp tồn tại song song tùy vào trình độ người thợ mà chọn lựa thi công. Hệ đấu - củng tương đối phức tạp,có độ bền cao, về khía cạnh thẩm mỹ thì trau chuốt và đẹp hơn nên yêu cầu tay nghề người thợ cao và tỉ mỉ trong công việc.)
https://cdn.noron.vn/2022/08/05/9926502312379827-1659697482.jpg
Bảy củng
13. Tín ngưỡng bản địa đa dạng và theo Đạo Mẫu: phổ biến nhất là Đạo Mẫu. Đây là tín ngưỡng tôn thờ hàng trăm vị Thần, chủ yếu là các Nữ Thần. Các vị Thánh Nữ được quan niệm có sức mạnh to lớn và thường đứng đầu trong hệ thống tín ngưỡng Đạo Mẫu.
14. Người Việt có rất nhiều vũ khí độc nhất: Nhà Minh đã mua rất nhiều vũ khí từ Triều Đại của người Việt. Vũ khí của người Việt nổi tiếng nhờ sở hữu hình dáng đẹp, thanh mảnh nhưng hiệu quả. Thêm nữa, các vũ khí cho vua quan toát lên sự oai phong khi chúng thường được mạ vàng, nạm ngọc.
Người Việt có rất nhiều các tác mẫu hình điêu khắc đẹp: Nổi tiếng nhất là mẫu hình gươm lửa thời Hậu Lê. Người Trung Quốc không hề có mẫu hình này trong lịch sử.
15. Văn hóa khởi nguyên của Việt Nam-Văn hóa Đông Sơn, là một trong những văn hóa của Dân tộc Bách Việt
Vậy tôi có cần liệt kệ nữa không, hay tôi nên dừng lại?
Tóm lại là nhân dân Đông lào Vô đối, nhanh cho vuông.
-----
Bài dịch bởi: Nguyễn Hòa - Page này dịch hết.

Không chỉ riêng Việt Nam bất cứ 1 quốc gia, dân tộc hay cá nhân nào cũng có nét riêng. Dù cho có du nhập, học hỏi như thế nào thì chúng ta vẫn luôn biết cách biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa, bản chất của mỗi người, của mỗi dân tộc. 

P/S: Nếu không có phần mô tả thêm cho câu hỏi của bạn thì chắc nhận nhiều chỉ trích lắm. 😅