Việt Nam có thể phát triển kinh tế dựa hoàn toàn vào ngành du lịch không?

  1. Đầu tư & Tài chính

VN nổi tiếng là quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, những bờ biển đẹp vào nhất nhì thế giới (cái này mình không chém đâu, đã từng đọc một vài bài báo về chuyện này), khí hậu - nhất là ở các tp du lịch có thể nói cũng khá là lí tưởng. Vậy trong tương lai VN có thể phát triển kinh tế chỉ dựa vào ngành du lịch hay không?

Từ khóa: 

kinh tế

,

kinh tế việt nam

,

du lịch

,

ngành du lịch

,

đầu tư & tài chính

Ko, chắc chắn vậy. Dù doanh thu có cao đến đâu thì việc chỉ có 1 mặt hàng sẽ khiến việc kinh doanh dễ lâm vào thế bí. Nhớ lại dịch SARS năm 2002-2003, du lịch trì trệ biết bao nhiêu, khách du lịch ko dám đi vì sợ. Nếu phụ thuộc hoàn toàn, kinh tế sẽ sụp đổ ngay.

Trả lời

Ko, chắc chắn vậy. Dù doanh thu có cao đến đâu thì việc chỉ có 1 mặt hàng sẽ khiến việc kinh doanh dễ lâm vào thế bí. Nhớ lại dịch SARS năm 2002-2003, du lịch trì trệ biết bao nhiêu, khách du lịch ko dám đi vì sợ. Nếu phụ thuộc hoàn toàn, kinh tế sẽ sụp đổ ngay.

Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra khi Covid-19 ập đến và trước đó kinh tế Việt Nam đã dựa hoàn toàn vào Du lịch?

Theo ý kiến của mình thì Du lịch nên là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thay vì là dựa hoàn toàn kinh tế vào ngành này theo nguyên tắc đầu tư: Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Và bỏ hầu hết trứng vào một giỏ thì cũng rất rủi ro bạn nhé!

Thực trạng du lịch Việt Nam về tài nguyên du lịch và chính sách du lịch cũng là vấn đề cần bàn tới.

So với các nước láng giềng có tiềm năng du lịch không bằng nước ta nhưng số lượng khách du lịch đến Việt Nam chỉ bằng 1/3 đến Thái Lan, khoảng 1/3 khách tới Malaysia và nhỉnh hơn 1 nửa so với Singapore…. Nguyên nhân chủ yếu do:

1. Cảm giác bị lừa là lý do du khách bái bai Việt Nam

Nạn trộm cắp, lừa đảo, chèo kéo – chém giá, vệ sinh thực phẩm, kém, tài xế thô lỗ, ùn tắc giao thông là “ám ảnh kinh hoàng” khiến các du khách không muốn quay lại Việt Nam. Các an hem thấy Tây là auto chém vì nghĩ Tây nhiều tiền hay họ không biết gì đâu… là lý do khiến khách cảm thấy sợ và không muốn quay lại.

2. Sản phẩm du lịch “lôm côm” – ý kiến của mình

Đến mình là Người Việt, mình còn nhìn thấy mấy địa điểm du lịch của Việt Nam không còn hấp dẫn như xưa. Mọi người hay bảo đi nhanh đi không thì Tây Nguyên không còn cái nắng cái gió, Đà Lạt không còn mộng mơ. Mình đã không còn muốn quay lại SaPa, hay Hạ Long bởi những sản phẩm du lịch “khó đỡ”phá vỡ vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nơi ấy.

Có rất nhiều chiến dịch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Du lịch cảnh quan trước sự khai thác khó hiểu của các đơn vị đầu tư: Điển hình nhất gần đây chiến dịch bảo vệ Sơn Đòong lan truyền trên mạng.

Mình nghĩ nên khai thác du lịch theo 2 trạng thái: Du lịch khám phá – và du lịch nghỉ dưỡng và có định hướng đầu tư, khai thác đúng đắn, vừa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

3. RÁC, RÁC VÀ RÁC – Sự kinh hoàng

Việt Nam đứng thứ 4 về lượng rác thải nhựa ra đại dương khiến các sản phẩm du lịch dần kém hấp dẫn trong mắt du khách. Đã đi khắp Việt Nam, Mathieu, du khách Pháp chia sẻ: "Nhiều người Việt có thói quen sử dụng túi nilon. Tại Pháp, tiền mua túi nilon đắt gấp nhiều lần vật liệu thân thiện với môi trường. Tôi thấy một số điểm du lịch tại Việt Nam rất nhiều rác, ví dụ như ở Hạ Long".

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng chỉ số cạnh tranh du lịch của Việt Nam đứng thứ 129/136 về tính bền vững môi trường.

Mỗi lần đọc đến rác ở Việt Nam lại buồn hết cả người.

4. Sự hạn chế về đường bay, thủ tục visa và “tiếng xấu đồn hơi xa”

Việt Nam không phải là trung tâm trung chuyển quốc tế. Du khách khó bay thẳng đến nhiều nơi trên thế giới từ Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh- trong khi đó họ hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó ở Bangkok- Thái Lan, Singapore, Kuala Lumpur- Malaysia.

Thứ 2 – nếu muốn đến Việt Nam, du khách phải xin visa trước. Du khách có thể làm thủ tục đên Việt Nam một lần, nhưng trong các chuyến đi sau – họ sẽ ưu tiên chọn những nước cấp visa ở cửa khẩu dễ dàng hơn hoặc được miễn Visa.

Thứ 3 là do “tiếng xấu đồn xa”. Do những ấn tượng không tốt của du khách với Việt Nam được phơi bày trên mxh, diễn đàn nên khách quốc tế không còn háo hức muốn tới Việt Nam nữa. Hơi buồn, nhưng sự thật phũ phàng và chúng ta cần nhìn thẳng thắn.