Việt Nam AI: nhìn lại năm 2019
AI: Một thị trường mới nổi
AI dường như là một trong những từ thông dụng nhất trong năm 2019.
Hình 1. Xu hướng tìm kiếm AI tại Việt Nam, 2019
Ở Việt Nam ứng dụng công nghệ không thua gì top của thế giới. Nếu bạn xem Shark Tank, một gameshow khởi nghiệp, thì AI và Blockchain được nhắc đến một cách bừa bãi, mà nói vui như các shark là
Sự thật, ở Việt Nam, nếu nói về công nghệ thì có lẽ có thể chia ra làm ba nhóm chính: gia công phần mềm AI, phần mềm ứng dụng AI, và công nghệ lõi AI. Một công ty có thể rơi vào nhiều nhóm khác nhau, do có nhiều mô hình kinh doanh hoặc mức độ ứng dụng công nghệ.
a. Gia công phần mềm AI
Gia công phần mềm không phải là điều gì mới mẻ. Hiện nay nó đã và đang là ngành mang lại lợi nhuận lới nhất cho ngành công nghiệp IT ở VN (
Vài cái tên đang chú ý như FPT, Evolable Asia, KMS, Cinnamon, ...
b. Phần mềm ứng dụng AI
So với Nhật Bản, tôi nghĩ rằng tốc độ và số lượng ứng dụng AI vào kinh doanh tốt hơn khá nhiều.
Với
Ngoải ra, các công ty Fintech, EdTech, Ecom, SaaS cũng đang quảng bá về việc ứng dụng AI vào sản phẩm của họ. Tiêu biểu như Base.vn, Momo, Tiki, CocCoc, …
Còn một nhóm nhỏ, họ có những ý tưởng khá điên rồ về AI, hoặc ứng dụng AI, nhưng họ thiếu đi vốn, nhân lực, thị trường, và quản trị. Tôi cũng đang tư vấn và đầu tư vào một vài công ty nhỏ như vậy, go big or go home.
Nửa đầu 2020 thì chuyển đổi số đang là một chủ đề thu hút, vì có lẽ nó phù hợp với thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp hơn là AI. Tuy vậy, sau khi chuyển đổi số xong, dữ liệu được centralize và standardize thì việc ứng dụng AI sẽ thuận lợi hơn. Các câu chuyện thành công từ các doanh nghiệp chuyển đổi số và phần mềm ứng dụng AI thành công sẽ là một bước kích cầu tốt.
c. Công nghệ lõi AI
Thú thật, ở Viêt Nam số công ty dạng này đếm trên đầu ngón tay. Một số có thể được xem là thuần AI, như
Suốt gần một năm lang thang ở Việt Nam, tôi vẫn chưa được tiếp xúc với một công ty nào tạo ra những AI sáng tạo hoặc đột phá. Hầu hết chủ yếu vẫn là các bài toán cũ (NLP, recognition, RecSys, FinTech, …), được hệ thống hóa và tuning cho phù hợp với khách hàng và thị trường.
Vấn đề của công ty công nghệ nền tảng và cộng đồng
Khởi nghiệp công ty công nghệ nền tảng
Các startup Core AI ở Việt Nam có những vấn đề rất chung.
1. Thị trường
Trị trường ở Việt Nam quá bé, và miếng bánh được phân phối không đều. Công thức 80–20 khá đúng: một vài công ty (20%) chiếm trọn 80% thị trường.
2. Nhân lực
Nhân lực IT, đặc biệt là AI không rẻ so với trong nước. Dù giá chỉ bằng 1/2 so với nước ngoài, nhưng so với mặt bằng thu nhập Việt Nam trong và ngoài lĩnh vực IT, lương cho nhân lực AI cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, Việt Nam thiếu khá nhiều những nhân lực cao cấp trong lĩnh vực R&D và quản lý trong lĩnh vực AI, khiến cho việc phát triển một công ty Core AI là rất khó khăn.
3. Quản trị
Quản trị, ở Việt Nam, được nói đến khá nhiều, nhưng không mấy công ty áp dụng, hoặc áp dụng không thành công. Ngoài việc quản lý con người, quy trình, công việc, trong AI việc quản lý tài nguyên là cực kì quan trọng. Trong network của tôi, không nhiều công ty hiểu, và nếu có hiểu, thì biết phải làm gì trong việc quản lý dữ liệu.
Nói chung, dù chê nhưng các tech startup ở Việt Nam có rất nhiều điểm sáng. Có nhiều công ty sản phẩm đủ sức cạnh tranh ở nước ngoài. Đặc điểm chung của những công ty này là phần lớn CEO đều là dân công nghệ xịn sò. Hy vọng họ sẽ tìm được những COO, CFO tốt để Việt Nam có thêm vài kì lân.
Hình 2. Công ty Fintech Việt Nam
Cộng đồng
Ở Việt Nam thì ngành AI và Data đang mở rộng khá nhanh. Một vài cộng đồng như Machine Learning cơ bản, các BI/BA/DA/AI/ML group mọc lên khá nhiều, nhưng manh mún, thiếu định hướng phát triển, một sự lai tạp giữa góc hướng nghiệp, stackoverflow, và tuyển dụng. Các group học thuật chuyên sâu thì vắng vẻ và ảm đạm.
Hình 3. Phiên bản tiếng Việt của "Dive into Deep Learning", được dịch bởi Cộng đồng AI AI
Trong năm 2019, các cuộc thi AI Vietnam được tổ chức nhỏ lẻ, trong nước (
Một số cồng đồng hoặc cuộc thi thú vị cho các bạn
·
·
·
·
·
·
Vấn đề của các cộng đồng này không giúp được các thành viên tiếp cận/phát triển kĩ năng một cách hiệu quả. Giáo dục phải là cá nhân hóa, mỗi người nên có lộ trình/cách học/cách phát triển riêng.
Tổng kết
Uber, Wework, Covid-19 thực sự ảnh hưởng nhiều đến các công ty tech Việt Nam, đặc biệt là các startup. Nhưng tôi luôn nghĩ, Covid thực sự giúp thu hẹp khoảng cách giữa startup và corporate. Đối với nhiều công ty, Covid có thể thực sự là cơ hội để vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Sau Covid, dường như mọi người đều có chung một vạch xuất phát.
Nguồn: