Việt Nam - Triều Tiên, một khó khăn, hai số phận.
Triều Tiên và Việt Nam là hai quốc gia cùng bị ảnh hưởng bởi nền văn minh Hán học, cùng từng bị
15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới kéo dài hơn 16 năm. Sau khi đánh tan đạo quân Quan Đông 70 vạn của Nhật Bản (con át chủ bài cuối cùng của nước Nhật) Liên Xô tiến thẳng vào Triều Tiên với lí do giải giáp quân phát xít, Liên Xô sau đó tiến rất nhanh về phía nam và điều này khiến Mỹ lo sợ Triều Tiên sẽ lại trở thành một khu vực ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. Vì thế Mĩ nhanh chóng nhảy vào, lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến chia đôi Triều Tiên, phía bắc do Liên Xô quản lí, phía nam do Hoa kì quản lí, chính phủ lâm thời không có quyền ý kiến về việc này, (vì Hoa Kì sợ xu hướng cộng sản của người dân Triều Tiên quá cao), đồng thời các bên đều hứa sự chia cắt này chỉ là tạm thời, Triều Tiên sẽ được trao trả tự do và thống nhất.
Song sau đó lại xảy ra cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kì- chiến tranh lạnh. Một ước mơ về một Triều Tiên độc lập và thống nhất chấm dứt từ đây, phía bắc Triều Tiên thành lập nhà nước dân chủ nhân dân Triều Tiên (hay bắc Triều Tiên), phía Nam thành lập nhà nước cộng hòa Triều Tiên (hay Hàn Quốc). Sau đó tại kì họp thứ 3 của đại hội đồng liên hiệp quốc,
ảnh Triều Tiên chia theo đường vĩ tuyến 38.
ảnh minh họa: hoxuongrong.blogspot.com
Vì lí do trên nên bắc Triều Tiên tỏ ra bất mãn, Chiến Tranh Tiều Tiên bùng nổ, Bắc Triều Tiên tổng tấn công về phía Nam và nhanh chóng giành chiến thắng, khi sắp tiến gần đến sự nghiệp thống nhất đất nước thì Mĩ lại nhảy vào, vì sự không hợp pháp của Bắc Triều Tiên nên Mĩ có quyền đem quân của liên hiệp quốc vào bảo vệ Hàn quốc và cũng như quyền sử dụng boom nguyên tử trên lãnh thổ Triều Tiên. Mĩ nhanh chóng giúp Hàn quốc lấy lại vị thế trên chiến trường, và khi Hàn quốc tiến gần tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì Trung Quốc lại nhảy vào. Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc nhanh chóng trở lại giới tuyến như ban đầu. Vì lo sợ chiến tranh thế giới lại xảy ra nên Mĩ và Trung Quốc đã quyết định không tham chiến nữa để Triều Tiên tự giải quyết, cứ như thế Triều Tiên vẫn bị chia cắt tới ngày hôm nay.
diễn biến chiến tranh Triều Tiên
ảnh minh họa: wikipedia
=> Sự chia cắt này là không thể trách nhân dân Triều Tiên, bởi đâu ai mong muốn đất nước mình bị chia cắt, song trách nhiệm của họ là không thể tránh khỏi bởi từ đầu họ đã không hề chủ động và dường như bị phụ thuộc vào thế lực ngoại quốc quá nhiều đến nỗi nhân dân trong nước bị chia thành hai luồng chính trị rõ rệt, khiến huynh đệ tương tàn. Có thể nói cách phụ thuộc vào ngoại quốc của Triều Tiên bấy giời là chưa hợp lí và nó đã dẫn tới hậu quả không thể ngờ là đất nước Triều Tiên vẫn bị chia cắt đến ngày hôm nay.
ảnh Triều Tiên từ khi bị chia cắt đến nay
Ảnh minh họa: komtumquetoi.com
Cùng thời điểm đó, tại Việt Nam ta, quân đồng minh cũng tiến vào vì lí do giải giáp quân đội Nhật. Phía bắc quân Tưởng (Trung Quốc) tiến vào nước ta, phía Nam Pháp theo chân Anh tiến vào với mục tiêu tái chiếm Việt Nam thành lập lại Đông Dương thuộc Pháp. Song trước khi quân đồng minh hành động, nhân dân ta đã làm một chuyện phi thường- cách mạng tháng 8. Với mục tiêu dành lại độc lập, tự chủ trước khi quân đồng minh kéo vào Việt Nam, nhân dân ta đã thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Sau đó Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, với mục đích tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam đã độc lập và Việt Nam dân chủ cộng hòa là nhà nước hợp pháp, đồng thời Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam) để nói với thế giới là vua Đại đã thoái vị, ông đã trao quyền lại cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Việt nam đã không còn nằm trong ách cai trị của chế độ phong kiến nữa, cũng có nghĩa về sau vua Bảo Đại sẽ không còn bị lợi dụng để thành lập bất cứ chính thể nhà nước Việt Nam hợp pháp nào nữa (bao gồm cả Việt Nam cộng hòa).
Về sau chiến tranh Đông Dương bùng nổ, nhân dân ta đã thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp một cách anh dũng vô cùng và giành chiến thắng quyết định tống cổ Pháp ra khỏi Đông Dương- chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Pháp Buộc phải kí hiệp định Genève, và theo hiệp định quân đội nhân dân Việt Nam tập trung về phía bắc, quân đội liên hiệp Pháp tập trung về phía nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến, Việt Nam tạm thời bị chia cắt cho đến tháng 7 năm 1956 sẽ thực hiện cuộc tổng tuyển cử toàn quốc để nhân dân tự chọn con đường chính trị cho riêng mình.
ảnh Việt Nam bị chia cắt từ giới tuyến 17
ảnh minh họa: sacsvt.org
khi sắp tới ngày tổng tuyển cử Mĩ lại nhảy vào (vì sợ Hồ Chí Minh sẽ có được hơn 90% số phiếu của toàn thể nhân dân Việt Nam),Mĩ lại sử dụng vua Bảo Đại thành lập nhà nước Việt Nam cộng hòa, nhưng tính bất hợp pháp của Việt Nam cộng hòa trên chính trường thế giới đã khiến Mĩ không thể dùng bất kì lí do gì để đem quân của liên hiệp quốc vào cuộc chiến, cũng như bảo vệ Việt Nam cộng hòa và cũng không có quyền sử dụng boom nguyên tử ở Việt Nam với mọi trường hợp. Do đó mà Mĩ dù thua thể thảm cũng không thể cầu viện trợ từ thế giới, giống như một con voi sa vào vũng lầy càng đi càng lún. Nhờ vậy mà Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có lợi thế vô cùng lớn trong cuộc chiến này và nhanh chóng giành nhiều thắng lợi. Cuối cùng Mĩ phải kí hiệp định Paris, rút toàn bộ quân lực cũng như viện trợ ra khỏi Việt Nam cộng hòa. Từ đây nhân dân khắp Việt Nam nhanh chóng lật đổ nhà nước Việt Nam cộng hòa hoàn thành sự mệnh thống nhất đất nước vào năm 1975, thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập, tự chủ và thống nhất.
=> sự chủ động của người Việt Nam trong trường hợp này hợp lí hơn so với việc phụ thuộc vào ngoại quốc của Triều Tiên và lịch sử đã chứng minh điều đó, đồng thời đưa nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thanh nhà nước hợp pháp để được thế giới công nhận và ủng hộ cũng như tước bỏ quyền đem quân của liên hiệp quốc và sử dụng boom nguyên tử trên lãnh thổ Việt Nam.
P/S: hiệp định Paris được kí vào năm 1973, tại Paris, Pháp. Là một hiệp định kéo dài nhất trên thế giới từ trước đến giờ, 4 năm 8 tháng 16 ngày, là thời gian hai bên MĨ và Bắc Việt Nam đàm phán để tiến tới hiệp định cuối cùng.
việt nam
,triều tiên
,chiến tranh lạnh
,liên xô
,hoa kì
,lịch sử
Mình thấy rằng triều tiên và hàn quốc đang có diễn biến khá tốt về quan hệ song hai luồng chính trị lại khác nhau như thế thì mình nghĩ rằng hai khu vực này rất khó thống nhất thành một đất nước nếu không thống nhất về chính trị trước.
Với lại mình thấy rằng Bác Hồ của chúng ta thiệt là giỏi cái gì cũng liệu được trước hết và đều hành động trước kẻ thù một bước hết khiến kẻ thù phải rơi vào thế bị động, bắt kẻ thù phải đánh theo cách đánh của ta.
Dương Bá Thương
Mình thấy rằng triều tiên và hàn quốc đang có diễn biến khá tốt về quan hệ song hai luồng chính trị lại khác nhau như thế thì mình nghĩ rằng hai khu vực này rất khó thống nhất thành một đất nước nếu không thống nhất về chính trị trước.
Với lại mình thấy rằng Bác Hồ của chúng ta thiệt là giỏi cái gì cũng liệu được trước hết và đều hành động trước kẻ thù một bước hết khiến kẻ thù phải rơi vào thế bị động, bắt kẻ thù phải đánh theo cách đánh của ta.
Gia Cát Chiêu
Rukahn
Vấn đề Triều Tiên không thể nhìn nhận tương tự như Việt Nam. Ở nước ta, trước khi quân Tàu, Anh vào giải giáp vũ khí Nhật, dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chủ tịch đã giành được chính quyền, tuyên bố độc lập, dù chưa đc quốc tế công nhận nhưng ít ra đã được công nhận bởi lòng dân, TRiều tiên không được như thế, chưa kể TRiều Tiên khá phức tạp với đầy đủ phe rồi cả phe bảo hoàng nữa....
Nguyễn Kenny
Nếu việt nam cộng hòa còn tồn tại thì liệu có phát triển được như hàn quốc hay ko
Lê Minh Hưng
Người ẩn danh