Việc tiếp nhận và hưởng ứng nghệ thuật đang trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Nhưng sao tôi thấy các bạn trẻ lạm dụng nó quá?

  1. Nghệ thuật

  2. Sáng tác

  3. Tư duy

Mới đây tôi có dịp rảnh để đi thưởng thức nghệ thuật ở VCCA, nơi mà một người bạn của tôi mở triển lãm ở đó. Dường như tôi khó có thể tìm kiếm 10p để được nhìn ngắm một bức ảnh, thậm chí là 5 phút cũng khó hơn nữa. Mọi người ra vào quá nhiều, sự im lặng dường như bị phá vỡ bởi những tiếng cười đùa và những tiếng "tách tách" từ chiếc điện thoại của họ, nghe thật khó chịu! Thứ âm thanh đấy dường như đang phá vỡ sự kết nối của tôi với một bức họa trừu tượng ở đó. Chả trách tôi đi vào cái "giờ hành chính" hay sao vậy mà thấy nờm nợp chỉ người là người. Đa phần là các bạn trẻ độ tuổi từ 9x đổ xuống, quần áo phong cách đủ các thể loại và tôi chỉ rút ngắn một câu là sành điệu và cầu kỳ. Điều này như 1 sự xúc phạm đối với những người muốn xem tranh thực sự.

Các bạn bỏ qua hàng chục tác phẩm chứa đầy tâm hồn và thông điệp ẩn sâu trong đó. Thứ các bạn muốn chỉ là để trang trí, tạo background cho tấm check-in hàng trăm lượt thích của mình! Điều đó có được gọi là nghệ thuật hay không? Thứ các bạn mang về chỉ là những tấm ảnh chứ không hề đọng lại cho mình một tý gì bức tranh hoặc bức tượng đó cả. Điều này thực sự làm mình rất buồn, và mình ghét phải so sánh cái văn hóa thưởng thức nghệ thuật giữa nước mình và các nước Pháp, Anh, Đức còn lại...Nếu để nói nó thực sự phải dài hơn nữa mất...

Từ khóa: 

nghệ thuật

,

tranh

,

tượng

,

giới trẻ

,

nghệ thuật

,

sáng tác

,

tư duy

Câu hỏi này rất trùng hợp khi tôi đang ngồi nghe podcast Vietcetera của chị Thùy Minh khi đang phỏng vấn bà Xuân Phượng. Chị ấy nói rằng Đúng là thời điểm hiện tại nghệ thuật đang rất được hưởng ứng, các phòng thưởng thức nghệ thuật ví dụ như phòng tranh được mở ra rất là nhiều, cũng rất nhiều các bạn trẻ đến để "thưởng thức", tuy nhiên các bạn đến vì họa sĩ và tác phẩm thì ít mà vì ảnh đẹp thì nhiều. Nhưng nghệ thuật thì không có sự phân biệt, miễn là đến rồi rung động sau cũng được.

Cá nhân tôi cũng có sự tương đồng với quan điểm này của chị ấy, mọi thứ trong nghệ thuật đều không có một sự rào cản nào cả, ngay cả cái tên "nghệ thuật" nó cũng được định nghĩa nhiều như cái tên "tình yêu" vậy, cái mà người Việt cần cải thiện hiện nay chính là văn hóa thưởng thức nghệ thuật. Như anh nói, phần lớn tiêu cực đều đến từ văn hóa thưởng thức nghệ thuật, nó tác động tới anh, điều đó gây khó chịu, phiền nhiễu và cũng là lý do anh ra câu hỏi này. Còn về việc chụp ảnh, check-in em cho rằng đều chấp nhận được, chỉ cần lịch sự một chút, tinh tế một chút, tôn trọng tác phẩm - nghệ sĩ - người xem một chút thì văn hóa hưởng ứng nghệ thuật sẽ "sang-sạch-đẹp" hơn nhiều.

Trả lời

Câu hỏi này rất trùng hợp khi tôi đang ngồi nghe podcast Vietcetera của chị Thùy Minh khi đang phỏng vấn bà Xuân Phượng. Chị ấy nói rằng Đúng là thời điểm hiện tại nghệ thuật đang rất được hưởng ứng, các phòng thưởng thức nghệ thuật ví dụ như phòng tranh được mở ra rất là nhiều, cũng rất nhiều các bạn trẻ đến để "thưởng thức", tuy nhiên các bạn đến vì họa sĩ và tác phẩm thì ít mà vì ảnh đẹp thì nhiều. Nhưng nghệ thuật thì không có sự phân biệt, miễn là đến rồi rung động sau cũng được.

Cá nhân tôi cũng có sự tương đồng với quan điểm này của chị ấy, mọi thứ trong nghệ thuật đều không có một sự rào cản nào cả, ngay cả cái tên "nghệ thuật" nó cũng được định nghĩa nhiều như cái tên "tình yêu" vậy, cái mà người Việt cần cải thiện hiện nay chính là văn hóa thưởng thức nghệ thuật. Như anh nói, phần lớn tiêu cực đều đến từ văn hóa thưởng thức nghệ thuật, nó tác động tới anh, điều đó gây khó chịu, phiền nhiễu và cũng là lý do anh ra câu hỏi này. Còn về việc chụp ảnh, check-in em cho rằng đều chấp nhận được, chỉ cần lịch sự một chút, tinh tế một chút, tôn trọng tác phẩm - nghệ sĩ - người xem một chút thì văn hóa hưởng ứng nghệ thuật sẽ "sang-sạch-đẹp" hơn nhiều.