Việc lạm dụng kính ngữ "Dạ" "Vâng" có khiến bản thân tỏ ra thân phận hèn mạt và lép vế hơn không?
kính ngữ
,văn hóa
,kỹ năng mềm
Tôi nghĩ rằng đó là văn hóa tốt nên gìn giữ chứ không phải thể hiện điều thấp kém gì. Điều đó cũng vốn được dạy từ xa xưa nên tôi nghĩ văn hóa "Dạ - Vâng" ăn sâu vào trong mỗi con người, ở quê tôi khi những đứa trẻ sơ sinh đang bập bệ tập nói thì nó đã được người nhà dạy "Ạ đi rồi cô cho, ạ đi rồi mẹ đưa", lễ phép được gắn bó từ hồi còn nhỏ và việc sử dụng nó kéo dài cho đến khi ta đã trưởng thành, nên có thể sau này nó không chỉ mang nghĩa phép tắt mà còn là một thói quen nữa.
Nhất là người miền Tây, tôi để ý từ lớn đến nhỏ, cứ hễ mở miệng là chữ "dạ" luôn đi đầu.
Nội dung liên quan
Anh Dũng
Phúc Thịnh
Sao bạn lại cảm thấy khó chịu và kêu rằng nó là "khiến bản thân tỏ ra thân phận hèn mạt và lép vế"??? Thế bây giờ tôi hỏi đặt trường hợp bạn là người thích được người khác nói chuyện trống không, không thưa không dạ hay không vâng gì hết à??? Người ta nói chuyện với bạn như vậy mà bạn thích thì thật ngược đời đấy. 🙄
Tôi lại thấy khác, tôi cực kỳ thiện cảm với những người mà nói chuyện luôn có "Dạ" và "Vâng" trong đầu câu. Không cần biết họ bao nhiêu tuổi hơn mình hay thế nào. Bản thân tôi cũng rất giữ gìn cái nếp ấy.
Bố tôi năm nay 65t; vẫn giữ cách xưng hô đó khi nói chuyện với khách hàng, đồng nghiệp hoặc sếp (Dù tất cả những người trên đều nhỏ hơn ông, có người nhỏ hơn ông tới..... 40t). Nhưng khi nhấc điện thoại lên thì luôn sẽ là câu:"Dạ thưa, tôi Hưng xin nghe ạ". Ông cực kỳ giỏi giao thiệp & đc các sếp cũng như người cấp dưới đánh giá cao chứ chưa hề bị ai ghét. Bản thân tôi từng ngồi nói chuyện với 1 cấp dưới của ông, và anh ấy phải nói với tôi rằng chưa bao giờ hối hận khi đc làm việc chung với bố tôi.
Theo như hồi đấy ông dạy tôi - thứ mà tôi nghĩ bạn cũng nên nghe và suy ngẫm - Câu nói dạ thưa không có nghĩa là bạn hạ mình, mà là 1 sự phản hồi để người đối diện bạn biết rằng "Tôi đang nghe, anh (cô) hãy nói đi".
Tôi thấy các bạn bây giờ rất ngộ, người khác kêu các bạn, các bạn nghe xong tiếng kêu thì các bạn cũng im ru - tôi thiệt chẳng biết các bạn có nghe hay là không nghe hay là thế nào để tôi còn biết đường mà tôi trình bày. Tôi hỏi câu này hơi tế nhị.... Thế ở nhà ông bà, cha mẹ, anh chị, thẩm chí là em luôn, kêu các bạn thì các bạn đều im lặng vậy à??!!
Gia Khánh
Mạnh Hùng
Đúng, tôi cũng nghĩ rằng việc lạm dụng 2 từ kính ngữ này trở thành 1 hội chứng "Dạ - Vâng". Đôi lúc nó cần thiết nhưng đôi lúc nó cũng chẳng cần thiết, bởi việc lạm dụng dẫn đến việc dùng từ sai nghĩa và dùng từ sai phong cách, hoàn cảnh của tình huống. Tôi xin trích dẫn một câu chuyện về hội chứng "Dạ vâng" của TS. Nguyễn Đinh San tại đây:
- “Dạ” và “vâng” là hai từ thể hiện sự lễ phép của mỗi người trước bề trên hoặc người ta cần thể hiện sự tôn trọng khi đối tượng gọi hoặc căn dặn điều gì. Đó cũng là hai từ được ông bà, cha mẹ ta dạy trẻ thơ từ lúc bập bẹ tập nói. Vậy mà mình luôn bực mình trước hai tiếng này.
Người nghe ngạc nhiên:
- Sao có chuyện lạ đời vậy? Ông có khó tính quá không đấy?
- Không đâu. Ông cứ bình tĩnh nghe tôi nói. Này nhé. Đến các cơ quan (hoặc điện thoại), mình có nhu cầu đề nghị người có trách nhiệm giải quyết công việc (thuộc phận sự họ phải giải quyết, chứ không phải chuyện nhờ vả cá nhân), nhưng luôn nhận được tiếng “dạ” rất từ tốn, lễ phép. Lúc đầu mình hí hửng tưởng họ sẽ để tâm, nhiệt tình giải quyết. Nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, mình đành gọi điện thoại nhắc thì họ lại “dạ”. Mình hỏi luôn:
- Lần trước các đồng chí đã đồng ý giải quyết, sao mãi chưa có kết quả?
Họ trả lời:
- Thưa bác, chúng tôi chưa bao giờ hứa sẽ giải quyết.
- Thì các đồng chí luôn “dạ” đấy thôi.
- Bác dặn chúng tôi rất nhiều điều liên quan đến vấn đề của bác. Đương nhiên chúng tôi phải “dạ”, có nghĩa đang lắng nghe và ghi nhớ. Như vậy đâu phải chúng tôi đồng ý giải quyết, mà việc của bác phải được chuyển lên cấp trên nghiên cứu xem xét chứ.
- Thì ra là thế!
Một ông bạn khác góp chuyện:
- Kể thì họ nói nghe cũng có lý. Đúng là họ “dạ” không thể hiểu là việc của mình đã được giả quyết. Trường hợp của tôi họ còn “vâng” hẳn hoi mà vẫn không được việc. Tôi nộp đơn xin cải tạo ngôi nhà cũ. Gửi đơn cả tháng, đến khi hỏi họ: “Đơn tôi gửi đã lâu, các đồng chí giải quyết chưa?”. Họ trả lời: “Đã nhận được”. Tôi lại nói: “Vậy các đồng chí giải quyết đến đâu rồi, bao giờ được để tôi có thể bắt tay vào cải tạo ngôi nhà?”. Họ cũng trả lời “vâng”. Tôi nói gì họ cũng hết “dạ” lại “vâng”. Nhưng rồi việc vẫn chẳng đâu vào đâu.
Tuệ Anh
Tùy đối tượng và tùy tình huống
Đối với mình thì, mình dùng hai từ đó khi nch với những ng bạn thân thiết (kiểu làm nũng tỏ vẻ đáng iu ấy), khi nch với bố mẹ, với ng thân và khi nch với xếp. Mình cảm thấy ko có gì là hèn mạt và lép vế cả, điều đó thể hiện sự thân thiết (đối vs bạn bè) và sự kính trọng (đối với sếp) và sự lễ phép.
Còn với những mqh xã giao bình thường thì tùy lúc, tùy vào tâm trạng của mình như nào