Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học có cần thiết và công bằng?

  1. Giáo dục

  2. Ngoại ngữ

Ngày nay thấy các trường có hình thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ như IELTS, xong những bạn có chứng chỉ thì dù điểm các môn khác không cao bằng nhiều thí sinh khác nhưng vẫn chắc suất vào đại học, còn 9 10 toán lý hoá vẫn có người trượt. Các bạn có thấy hình thức xét tuyển này là cần thiết và hợp lý không? Liệu chứng chỉ IELTS đang bị đánh giá quá cao không?

Từ khóa: 

giáo dục

,

ngoại ngữ

Mình không đồng tình với việc xét IELTS. Tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ, là công cụ thôi mà, mắc gì phải thần thánh hóa nó.

Trả lời

Mình không đồng tình với việc xét IELTS. Tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ, là công cụ thôi mà, mắc gì phải thần thánh hóa nó.

Là một người sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, hiểu rõ sự cần thiết của tiếng Anh trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay... Tôi PHẢN ĐỐI việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào việc xét tuyển đại học, bởi việc này sẽ đi kèm với việc phổ cập tiếng Anh ở mọi cấp học phổ thông, biến tiếng Anh từ một môn học của sự thông hiểu lẫn nhau thành một môn học cạnh tranh.

Tuy vậy, tôi lại cực kỳ đồng tình với các chương trình như "kỹ sư tài năng" (tiếng Anh là "honor") cần có thêm tiêu chí về tiếng Anh. Đơn giản là vì các chương trình này đôi khi phải học với giảng viên nước ngoài.

Mà chung quy lại, nếu tất cả các trường đại học ở VN đều dạy bằng tiếng Anh mà không dùng tiếng Việt thì hãy nghĩ đến việc xét tuyển có chứng chỉ tiếng Anh, còn không thì miễn đi. Hì hục học tiếng Anh, để xét tuyển, xong rồi vô học bằng tiếng Việt, cuối cùng chỉ tạo con đường cho việc chạy chọt mà thôi. Chứ nếu trường học dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, thì ai cũng biết là có chạy chọt chứng chỉ tiếng Anh thì cũng chẳng học được.

Ngôn ngữ chỉ là công cụ để người ta hiểu nhau, không phải là thứ để khoe.

Cũng giống như làm thôi , bạn có bằng IELTS thì dù bạn dở vô họ cũng sẽ chịu khó đào tạo lại , vì họ biết rằng đưa tài liệu tiếng anh bạn vẫn có thể xoay sở tình huống 1 cách dễ dàng . Mình từng hướng dẫn 1 sinh viên , bạn đó rất thích nghiên cứu khoa học , tuy nhiên tiếng anh thì rất tệ :)) Và cái kết bạn biết là gì không , bạn đó chả làm được 1 cái khoá luận nào cả :)) Đa phần mình hướng dẫn mình không có đưa tài liệu tiếng việt vì dạng tài liệu đó rất ít và rất mơ hồ , học thì được nhưng để làm cao hơn và cái kết là bạn đó đã không thể bảo vệ khoá luận thành công vì đơn giản là không thể trả lời câu hỏi phản biện , trong khi đó các câu hỏi đó đều có trong các tài liệu tiếng anh :)) Vậy nên việc bạn có chứng chỉ thì nó sẽ chứng minh bạn có thực lực tiếng anh như thế nào , bạn học giỏi cách mấy mà chả có gì chứng minh thì dù bạn thể hiện ra sao cũng như không thôi , bạn thể hiện thì tôi nói thật chuẩn bị sẵn kịch bản nói rồi nói theo không phải là khó . Vậy nên có chứng chỉ tiếng anh là để bạn biết bạn có khả năng xoay sở với các tình huống bất ngờ như thế nào khi bạn làm việc với người khác :))

Một số đại biểu TQ đã đề xuất bỏ học tiếng Anh bắt buộc trong chương trình học vì với công nghệ dịch thuật hiện đại thì việc bất cập ngôn ngữ đã không là vấn đề quá lớn -chỉ cần một thiết bị nhỏ đã có thể giao tiếp trực tiếp, học ielts sẽ bổ sung cho học viên rất nhiều kiến thức từ đời sống đến chuyên sâu nhưng những kiến thức đó chúng ta vẫn có thể học được bằng tiếng Việt và thậm chí sẽ tiếp cận nhanh chóng hơn. Có một thực tế là chi phí để học, luyện thi ielts, topic,..rất đắt trong khi mặt bằng tài chính chung của VN chưa đủ đáp ứng. Và việc hội nhập kinh tế của VN mạnh mẽ như hiện nay, mỗi năm có hơn 200000 doanh nghiệp mới thì việc phát triển công việc trong nước rất "sáng", vì thế 1 công ty chỉ cần một bộ phận nhân sự làm nhiệm vụ "ngoại giao" và thậm chí dùng thiết bị dịch thuật cũng không sao vì đối tác của các tập đoàn, công ty lớn là ĐA quốc gia nên việc dịch qua ngôn ngữ của chính nước họ sẽ giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn với CẢ thế giới. Tóm lại việc chuyên môn giỏi sẽ giúp VN phát triển nhanh hơn là việc "đồng bộ hóa" tiếng Anh cho người dân.(Hê có 1 chị gái trên fb đã nói ra nỗi lòng của mình, xin chị thứ lỗi vì em bê cmt của chị sang đây)

1 cái chứng chỉ không phải ai cũng có thì mới có giá trị,nếu như ai cũng có thì vô hình chung nó lại mất đi cái giá trị của nó. Đại trà IELTS thì cũng giống như đại trà học sinh giỏi vậy,100 học sinh thì cả 100 học sinh đều học sinh giỏi,không có sự khác biệt,khi đó trường sẽ phải dùng nhiều biện pháp khác để tuyển sinh.Vậy cho hỏi khi đó học chứng chỉ có tác dụng gì trong khi vốn dĩ chứng chỉ là để mang lại lợi thế cho học sinh sở hữu chúng?

Uhm mình ko rõ vấn đề lắm, tức là chỉ cần chắc bạn dc 7.5 hoặc 8.0 ielts là dc vào đh á hay bằng ielts sẽ phủ điểm 10 môn tiếng anh????