Vĩ tuyến 17 đi qua tỉnh nào của nước ta?
xã hội
Vĩ tuyến 17 ra đời từ sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết mở ra giai đoạn hòa bình ở Đông Dương. Lúc này lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt ra làm hai miền Nam Bắc và vĩ tuyến 17 đóng vai trò là ranh giới giữa hai miền. Hiện nay, vị trí này chính là cầu Hiền Lương thuộc xã Vĩnh Thành trong huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị với ranh giới tự nhiên chính là con sông Bến Hải.
Mỗi bên thuộc miền Bắc và miền Nam sẽ giữ một đầu cầu Hiền Lương với sự giám sát của các chuyên gia quốc tế. Bên cạnh cầu Hiền Lương chính là khu phi quân sự DMZ do liên hợp quốc thành lập. Khu này có diện tích rộng 1,6 km về mỗi phía tính từ vị trí của cầu Hiền Lương, kéo dài từ biên giới Việt Nam và Lào cho đến bờ biển.
Có thể quan sát khu vực này trên bản đồ vĩ tuyến 17 của Việt Nam.
Trương Tú Anh
Vĩ tuyến 17 ra đời từ sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết mở ra giai đoạn hòa bình ở Đông Dương. Lúc này lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt ra làm hai miền Nam Bắc và vĩ tuyến 17 đóng vai trò là ranh giới giữa hai miền. Hiện nay, vị trí này chính là cầu Hiền Lương thuộc xã Vĩnh Thành trong huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị với ranh giới tự nhiên chính là con sông Bến Hải.
Mỗi bên thuộc miền Bắc và miền Nam sẽ giữ một đầu cầu Hiền Lương với sự giám sát của các chuyên gia quốc tế. Bên cạnh cầu Hiền Lương chính là khu phi quân sự DMZ do liên hợp quốc thành lập. Khu này có diện tích rộng 1,6 km về mỗi phía tính từ vị trí của cầu Hiền Lương, kéo dài từ biên giới Việt Nam và Lào cho đến bờ biển.
Có thể quan sát khu vực này trên bản đồ vĩ tuyến 17 của Việt Nam.
Người ẩn danh
Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17° Bắc), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, làm phân định giới tuyến quân sự Bắc - Nam tạm thời cho Việt Nam, chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956.
Đến năm 1955, quy chế hoạt động tại giới tuyến được đưa ra, đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế gồm Ba Lan, Canada và Ấn Độ. Đây là khu phi quân sự rộng 1,6 km (một dặm Anh) về mỗi phía tính từ bờ sông Bến Hải, bắt đầu từ biên giới Việt Nam – Lào cho đến bờ biển Đông. Cũng từ đó, dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam trong suốt hơn 20 năm Chiến tranh Việt Nam.
Cây cầu Hiền Lương nối liền hai bờ sông Bến Hải hiền hòa như bao dòng sông khác, đổ ra cửa Tùng hòa mình vào Biển Đông đã từng dậy sóng vì chiến tranh kéo dài hơn 20 năm. Lòng sông không rộng chỉ trên dưới 100m nhưng đã từng ngăn cách lòng người, chia xa anh em, chia xa gia đình, chia xa bạn bè kẻ vô nam, người ngoài bắc, xa luôn cả những người cùng dân tộc, cùng quê hương và cùng tổ tiên với mình. Cho đến bây giờ, sau năm 75 đã là 38 năm rồi, nhưng vẫn chưa xóa sạch được ý tưởng phân biệt bắc, nam như câu nói thường tình" bọn bắc kỳ, bọn trọ trẹ" hoặc "bọn theo đế quốc, bọn vong bản" vân vân...Con sông Bến Hải đã chia đôi tỉnh Quảng Trị thành hai mảnh: Phía bắc là huyện Vĩnh Linh và phía nam là huyện Gio Linh.
Nguồn: Internet
Đặng Quốc Khánh
Vĩ tuyến 17 có ý nghĩa là với các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ các tỉnh thành của Việt Nam. Tại điểm này, làm cột mốc chia cắt nước Việt Nam thành hai miền.
“Cầu Hiền Lương - đôi bờ sông Bến Hải - Vĩ tuyến 17”: Trở về những ngày này như trở về với mảnh đất của những câu chuyện anh hùng và sáng tạo, đổi mới trong phát triển. Sau Hiệp định Geneve năm 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, đế quốc Mỹ và chính quyền miền Nam cũ đã buộc cả dân tộc ta phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ thống nhất đất nước. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất của cả dân tộc. Khu vực Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị trở thành tuyến đầu của miền bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến miền nam.