Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong lịch sử cách mạng nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Các tổ chức này đã động viên, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh giành chính quyền, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và củng cố Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước". Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta, được hình thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên; thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội; nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì vậy, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức hợp pháp được tổ chức ra để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tùy theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cùng với hình thức tổ chức của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: tổ chức cơ sở đảng Hội đồng nhân dân xã, phường; ủy ban nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường; các tổ chức chính trị - xã hội khác: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở xã, phường, thị trấn... Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư
Trả lời
Trong lịch sử cách mạng nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Các tổ chức này đã động viên, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh giành chính quyền, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và củng cố Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước". Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta, được hình thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên; thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội; nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì vậy, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức hợp pháp được tổ chức ra để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tùy theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cùng với hình thức tổ chức của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: tổ chức cơ sở đảng Hội đồng nhân dân xã, phường; ủy ban nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường; các tổ chức chính trị - xã hội khác: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở xã, phường, thị trấn... Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư