Vị trí bám đuổi trong quảng cáo là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vị trí bám đuổi: những thương hiệu ở vào vị trí bám đuổi luôn bị người tiêu dùng cho là kẻ bắt chước, hay hàng nhái dù cho sản phẩm có tốt đến đâu đi nữa. Nếu như trên thị trường đã có một thế lực thương hiệu dẫn đầu thì đối thủ cạnh tranh có thể tham khảo cách làm quảng cáo dựa trên hai phương diện sau: - Thay đổi quy tắc và trình tự định vị: phương pháp này thường thích hợp trong những thị trường phát triển, nhân lúc công chúng chưa định hình quan niệm với một sản phẩm nhất định, sử dụng quảng cáo làm thủ đoạn chính để thay đổi quan niệm, tiêu chuẩn đánh giá cũng như thói quen sử dụng đối với loại sản phẩm đó. Phương pháp này chính là đem những trình tự mới để thách thức các trình tự cũ, đối đầu trực diện với thương hiệu ở vị trí số 1, tuy nhiên cũng cần phải có thực lực cạnh tranh tương đối, cùng với tiềm lực kinh doanh tốt. Ví dụ như cuộc chiến giữa CocaCola và Pepsi, trong suốt quá trình đối đầu với CocaCola, Pepsi đã không ngừng làm mới những giá trị định vị về một sản phẩm nước ngọt có gas như nước ngọt không đường. Quảng cáo giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền tải, thay đổi và duy trì thông điệp trọng tâm của sản phẩm. Sách lược quan trọng đối với thông điệp quảng cáo chính là tuyên truyền quy tắc định vị mới, khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. - Tìm kiếm khoảng trống của thị trường: dù cho vị trí này có thể không tương đồng với vị trí dẫn đầu, nhưng chí ít nó có thể chiếm lĩnh được một địa vị ổn định trong thị trường. Đối đầu với CocaCola và Pepsi hãng nước giải khát 7up đã rất khôn khéo khi định vị sản phẩm của mình vào vị trí sản phẩm nước ngọt “The Uncola”; hay dấu mốc ghi nhận sự phát triển của thương hiệu Apple khi bước chân vào thị trường máy tính cạnh tranh với những thương hiệu máy tính sử dụng hệ điều hành Windows với thông điệp “Think different”. Dưới góc độ tâm lý của người tiêu dùng thì có những khoảng trống sau có thể tồn tại trong thị trường: thứ nhất là khoảng trống về giá cả, quan điểm “tiền nào của nấy” sẽ mang đến nhiều khoảng trống về giá cả cùng chất lượng sản phẩm khác nhau; thứ hai là khoảng trống về giới tính hay độ tuổi, sự khác biệt về những thông tin cá nhân này sẽ mở ra nhiều khoảng trống trong nhu cầu của người tiêu dùng.
Trả lời
Vị trí bám đuổi: những thương hiệu ở vào vị trí bám đuổi luôn bị người tiêu dùng cho là kẻ bắt chước, hay hàng nhái dù cho sản phẩm có tốt đến đâu đi nữa. Nếu như trên thị trường đã có một thế lực thương hiệu dẫn đầu thì đối thủ cạnh tranh có thể tham khảo cách làm quảng cáo dựa trên hai phương diện sau: - Thay đổi quy tắc và trình tự định vị: phương pháp này thường thích hợp trong những thị trường phát triển, nhân lúc công chúng chưa định hình quan niệm với một sản phẩm nhất định, sử dụng quảng cáo làm thủ đoạn chính để thay đổi quan niệm, tiêu chuẩn đánh giá cũng như thói quen sử dụng đối với loại sản phẩm đó. Phương pháp này chính là đem những trình tự mới để thách thức các trình tự cũ, đối đầu trực diện với thương hiệu ở vị trí số 1, tuy nhiên cũng cần phải có thực lực cạnh tranh tương đối, cùng với tiềm lực kinh doanh tốt. Ví dụ như cuộc chiến giữa CocaCola và Pepsi, trong suốt quá trình đối đầu với CocaCola, Pepsi đã không ngừng làm mới những giá trị định vị về một sản phẩm nước ngọt có gas như nước ngọt không đường. Quảng cáo giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền tải, thay đổi và duy trì thông điệp trọng tâm của sản phẩm. Sách lược quan trọng đối với thông điệp quảng cáo chính là tuyên truyền quy tắc định vị mới, khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. - Tìm kiếm khoảng trống của thị trường: dù cho vị trí này có thể không tương đồng với vị trí dẫn đầu, nhưng chí ít nó có thể chiếm lĩnh được một địa vị ổn định trong thị trường. Đối đầu với CocaCola và Pepsi hãng nước giải khát 7up đã rất khôn khéo khi định vị sản phẩm của mình vào vị trí sản phẩm nước ngọt “The Uncola”; hay dấu mốc ghi nhận sự phát triển của thương hiệu Apple khi bước chân vào thị trường máy tính cạnh tranh với những thương hiệu máy tính sử dụng hệ điều hành Windows với thông điệp “Think different”. Dưới góc độ tâm lý của người tiêu dùng thì có những khoảng trống sau có thể tồn tại trong thị trường: thứ nhất là khoảng trống về giá cả, quan điểm “tiền nào của nấy” sẽ mang đến nhiều khoảng trống về giá cả cùng chất lượng sản phẩm khác nhau; thứ hai là khoảng trống về giới tính hay độ tuổi, sự khác biệt về những thông tin cá nhân này sẽ mở ra nhiều khoảng trống trong nhu cầu của người tiêu dùng.