Vị tể tướng nào phải uống thuốc độc tự tử vì tội mê tín?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

-Lê Ngân (?-1437) là bậc khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược. Năm 1437, ông được phong là Tể tướng. Con gái của ông là Lê Nhật Lệ cũng được sắc phong Huệ phi của vua Lê Thái Tông. Xét về thứ bậc gia đình, ông là bố vợ của vua. Tuy nhiên, đang ở đỉnh cao quyền lực, ông gặp họa lớn. Tháng 11/1437, có người tố giác nhà Lê Ngân thường thờ phật Quan âm cốt để cầu cho con gái được vua yêu hơn. Vua Lê Thái Tông sai thái giám Đỗ Đại đem 50 võ sĩ đến nhà Lê Ngân lục soát, bắt được tượng và nhiều thứ vàng bạc, vải lụa. Bất chấp mọi lời van xin, vua Lê Thái Tông vẫn không đổi ý, giao Lê Ngân cho hình quan xét xử. Cuối cùng, ông bị ép uống thuốc độc tự tử ở nhà vào cuối tháng 12 năm 1437, con gái Huệ phi cũng bị giáng làm Tu dung (thấp nhất trong hàng ngũ vợ vua), tất cả gia sản bị tịch thu.

Nguồn: Báo 24h

Trả lời

-Lê Ngân (?-1437) là bậc khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược. Năm 1437, ông được phong là Tể tướng. Con gái của ông là Lê Nhật Lệ cũng được sắc phong Huệ phi của vua Lê Thái Tông. Xét về thứ bậc gia đình, ông là bố vợ của vua. Tuy nhiên, đang ở đỉnh cao quyền lực, ông gặp họa lớn. Tháng 11/1437, có người tố giác nhà Lê Ngân thường thờ phật Quan âm cốt để cầu cho con gái được vua yêu hơn. Vua Lê Thái Tông sai thái giám Đỗ Đại đem 50 võ sĩ đến nhà Lê Ngân lục soát, bắt được tượng và nhiều thứ vàng bạc, vải lụa. Bất chấp mọi lời van xin, vua Lê Thái Tông vẫn không đổi ý, giao Lê Ngân cho hình quan xét xử. Cuối cùng, ông bị ép uống thuốc độc tự tử ở nhà vào cuối tháng 12 năm 1437, con gái Huệ phi cũng bị giáng làm Tu dung (thấp nhất trong hàng ngũ vợ vua), tất cả gia sản bị tịch thu.

Nguồn: Báo 24h

Đó là tể tướng Lê Ngân

Diễn giải: Thời vua Lê Thái Tông (1434 - 1442), sau khi quan Tể tướng, Đại Tư đồ Lê Sát bị bãi chức và bị giết vào cuối tháng 7 năm 1437, chức Tể tướng được nhà vua giao cho quan đại thần Lê Ngân. Lê Ngân là người xã Đàm Di, thuộc Lam Sơn, Thanh Hoá. Trước đó 3 năm, năm 1434, Lê Ngân được phong làm Tư khấu Đô Tông quản hành quân ở Bắc Đạo, cùng với Đại Tư đồ Lê Sát nắm quyền Phụ chính. Lê Ngân đã đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lê, tuy nhiên, cuộc đời ông phải chịu nhiều oan ức khi bị vua khép vào tội chết.

Về vụ án Tể tướng Lê Ngân, sách “Đại Việt thông sử” chép rằng:"Mùa đông, tháng 12 (năm Đinh Tỵ, 1437) có người tố giác rằng nhà Lê Ngân thường thờ Phật Quan âm cốt để cầu cho con gái được vua yêu hơn. Nhà vua ra cửa Đông kinh thành, sai thái giám là Đỗ Đại đem 50 võ sĩ đến nhà ông lục soát, bắt được tượng Phật và nhiều thứ vàng bạc, vải lụa. Hôm sau, Lê Ngân vào chầu, bỏ mũ để tạ tội. Vua sai bắt nô tì nhà ông ra tra hỏi. Lê Ngân liền tâu rằng:

Trước đây thần từng theo vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Nay tuổi già lắm bệnh, nghe thầy bói nói ngôi nhà thần ở, trước đây là nơi thờ Phật, vì làm cho ô uế nên mới sinh ra lắm yêu quái. Muốn hết tai hoạ thì phải sửa lễ để đầu. Thần có người thiếp họ Nguyễn, đã bị thần đuổi đi, lại thêm người thiếp họ Trần vốn của Lê Sát được triều đình ban cho, cả hai người ấy đều thù ghét thần, thường cùng với bọn gia nô ương ngạnh, thêu dệt cho nên chuyện đó thôi. Xưa, Tiên Đế (chỉ Lê Lợi) từng biết rõ lòng thần, thường ưu đãi và bao dung. Nay, thần đã mỏi mệt, xin được về với ruộng vườn ở chốn quê nhà để sống nốt chút đời tàn. Nếu cứ nghe lời tả hữu mà tra tấn người nhà của thần, thì kẻ bị đòn đau tất nhiên là sẽ khai lời sai sự thật, thì tấm thân của thần đây chắc cũng khó mà giữ được, xin bệ hạ nghĩ lại cho.

Nhà vua không nghe. Hình quan chiều theo ý vua, lại thêu dệt, thêm cho thành án. Tờ xét tội trạng dâng lên, vua bắt ông phải tự tử và sai tịch thu hết gia sản của ông vào tội dùng bùa ngải vì tin vào mê tín dị đoan.

Mãi đến năm 1453, nhân kỳ đại xá, vua Lê Nhân Tông (1443 - 1459) mới sai cấp cho con ông 100 mẫu ruộng để lo hương hoả. Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) truy tặng ông hàm Thái phó.

Nguồn: baotanglichsu.vn