Vì sao Văn học Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XVIII-XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa?
kiến thức chung
1. Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa xuất hiện trong Văn học Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ XVIII-XIX vì hoàn cảnh lịch sử sau đây:
- Xã hôi phong kiến suy tàn, đi từ khủng hoảng đến suy thoái nghiêm trọng. Điều đó khiến cho phong trào khởi nghĩa diễn ra ở khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Đây là giai đoạn bão táp trong phong trào đấu tranh.
- Chiến đấu chống giặc ngoại xâm: Xiêm - Thanh
Do đó, văn học xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa như là tiếng nói đòi quyền sống, đấu tranh giải phóng con người; phê phán thế lực xã hội tàn bạo mà đặc biệt là vua chúa.
2. Nội dung và dẫn chứng:
- Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là phụ nữ. Tiêu biểu là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Hồ Xuân Hương...
- Ngoài ra, thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... vẫn tiếp tục tinh thần thần nhân đạo truyền thống nhưng đồng thời hướng vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người.
Thục Quyên Nguyễn