Vì sao Trung Quốc luôn lồng lộn khi thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni?
xã hội
Đền Yasukuni là nơi thờ 14 tội phạm chiến tranh loại A và hơn 1000 tội phạm chiến tranh loại B và C. Đó là những tên tuổi khét tiếng đã tự tay tạo ra các vụ thảm sát ở Nam Kinh, Manila và Miến Điện. Trên thực tế, ngôi đền đã là công cụ tâm linh và biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến II. Sự xâm lược Trung Quốc đã gây ra thảm họa và thiệt hại to lớn cho người dân của quốc gia này, trở thành nạn nhân và ký ức đau buồn nhất của người dân Trung Quốc.
Trung Quốc đã phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại do chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược của Nhật Bản kể từ Chiến tranh Trung-Nhật năm 1895 đến khi Thế chiến II kết thúc. Quân đội xâm lược Nhật Bản đã gây ra Thảm sát Nam Kinh và nhiều hành động tàn bạo khác, khiến 35 triệu người thương vong và thiệt hại 600 tỷ đô la Mỹ. Chỉ riêng tại Nam Kinh vào tháng 12 năm 1937, hơn 300 nghìn người Trung Quốc đã bị thảm sát, hơn 20 nghìn phụ nữ bị hãm hiếp và một phần ba toàn thành phố Nam Kinh bị thiêu rụi và biến thành tro. Hành động tàn bạo và man rợ kéo dài trong 6 tuần.
Ảnh: Thủ tướng Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni vào năm 2013.
Ký ức đau khổ do người Nhật mang lại như một vết sẹo trong lòng người dân Trung Quốc. Do đó những chuyến thăm của Thủ Tướng Nhật Bản tới đền Yakusuni để bày tỏ lòng kính trọng đối với những tội phạm chiến tranh trong Thế chiến II đã luôn khơi lại vết thương trong lòng người dân Trung Quốc nói riêng và người dân Châu Á nói chung.
Mặc dù Trung Quốc hướng tới mục tiêu phát triển quan hệ láng giềng và hữu nghị bình thường với Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua, nhưng luôn lên tiếng phản đối và tạo áp lực với Nhật Bản mỗi khi nghe tin bất kỳ chính trị gia của đảng cầm quyền Nhật bản nào có ý định đến thăm Đền Yasukuni, như là cách bảo vệ tinh thần chính nghĩa của nền chính trị Trung Quốc.
Nội dung liên quan
Người dùng Noron