Vì sao TP HCM giàu có hơn Hà Nội?

  1. Lịch sử

  2. Xã hội

Mọi người cho em hỏi sao sau hơn 40 năm rồi. Hà Nội được đầu tư rất nhiều từ ngân sách của quốc gia. Nhưng tại sao về kinh tế Hà Nội vẫn không thể vượt qua TP HCM vậy ạ. Có phải khoảng cách quá lớn từ thời VNCH vẫn chưa thể bị san lấp

Từ khóa: 

hà nội

,

hồ chí minh

,

lịch sử

,

xã hội

Mình không nghĩ đó là vì thời VNCH đâu.

Sau khi Thống nhất đất nước, (bên mỹ gọi là Sài Gòn thất thủ), thì nền kinh tế của VNCH đã sụp đổ gần như ngay lập tức. Bởi vì nền kinh tế của VNCH lúc đó phụ thuộc gần như hoàn toàn bởi nhập và xuất khẩu vì thị trường nội địa không đủ mạnh, nên khi thống nhất xong bị cấm vận, chiến tranh là coi như mất luôn.

Lý do thật ra không quá khó, nếu bạn nhìn về địa lý thì nó thiêng vị Sài Gòn hơn trong việc phát triển kinh tế. Một sự khác biệt lớn nhất giữa Sài Gòn và Hà Nội đó chính là cảng biển. Sài Gòn không cần đi xa để ra biển, trong khi đó Hà Nội phải đi ra tuốt Hải Phòng để đưa hàng ra ngoài khơi. Mặc dù Hà Nội có sông Hồng, nhưng biển vẫn hơn.

Mình không rành rọt về địa lý Hà Nội nên có thể sẽ sai.

Theo trải nghiệm của mình, Sài Gòn không bao giờ hứng bão, chỉ bị ảnh hưởng nhiều. Ngập lụt Hà Nội cũng bị nặng và dài hơn Sài Gòn. Đó là lý do tại sao mà Sài Gòn bị lũ nặng là tin tức, báo chí đăng như điên, vì hiếm lắm mới được có. Còn ở Hà Nội bị ngập lụt nhiều quá nên có đăng cũng không quan tâm bằng.

Sài Gòn cũng có khoảng cách gần với đồng bằng sông Cửu Long, hay còn được gọi là "rỗ gạo" của cả nước, với lượng lương thực sản xuất đủ đút cho hơn 100 triệu người, việc Sài Gòn gần với rỗ gạo này đem lại lợi thế lớn.

Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước, còn Sài Gòn là trung tâm kinh tế, và một phần nào đó nó đã phản ánh lên văn hoá của hai nơi.

Trong cuốn sách Tò Mò một cách Chân Thành, khi ông Trần Hữu Dũng được hỏi tại sao trang web chia sẻ kiến thức của ông lại có nhiều người miền Bắc hơn, thì ông trả lời:

"Thắc mắc của tôi đó. Hỏi nhiều anh em. Có lẽ miền Bắc văn chương chú ý nhiều. Miền Nam kinh tế làm ăn năng động hơn."

Văn hoá Sài Gòn tiêu dùng vô tư hơn ở Hà Nội (theo quan sát của mình), thực ra văn hoá vô tư này là đặc trưng của miền Nam rồi, còn ở Hà Nội thì tiết kiệm hơn. Việc tiêu dùng vô tư tạo nên một môi trường mua bán phát triển và dễ dãi hơn. Mỗi nơi đều sẽ có lịch sử hình thành, lối sống, phát triển, sinh hoạt văn hóa mang sắc thái riêng.

Mặc dù vậy, Hà Nội nhìn chung được đầu tư và ưu tiên hơn Sài Gòn về cơ sở hạ tầng và mặc dù hiện nay về gần như mọi mặt kinh tế Sài Gòn vẫn nắm chiếm hơn Hà Nội từ công nghệ, giải trí, khoa học, v.v. nhưng Hà Nội thì bây giờ đang phát triển nhanh hơn Sài Gòn.

Trả lời

Mình không nghĩ đó là vì thời VNCH đâu.

Sau khi Thống nhất đất nước, (bên mỹ gọi là Sài Gòn thất thủ), thì nền kinh tế của VNCH đã sụp đổ gần như ngay lập tức. Bởi vì nền kinh tế của VNCH lúc đó phụ thuộc gần như hoàn toàn bởi nhập và xuất khẩu vì thị trường nội địa không đủ mạnh, nên khi thống nhất xong bị cấm vận, chiến tranh là coi như mất luôn.

Lý do thật ra không quá khó, nếu bạn nhìn về địa lý thì nó thiêng vị Sài Gòn hơn trong việc phát triển kinh tế. Một sự khác biệt lớn nhất giữa Sài Gòn và Hà Nội đó chính là cảng biển. Sài Gòn không cần đi xa để ra biển, trong khi đó Hà Nội phải đi ra tuốt Hải Phòng để đưa hàng ra ngoài khơi. Mặc dù Hà Nội có sông Hồng, nhưng biển vẫn hơn.

Mình không rành rọt về địa lý Hà Nội nên có thể sẽ sai.

Theo trải nghiệm của mình, Sài Gòn không bao giờ hứng bão, chỉ bị ảnh hưởng nhiều. Ngập lụt Hà Nội cũng bị nặng và dài hơn Sài Gòn. Đó là lý do tại sao mà Sài Gòn bị lũ nặng là tin tức, báo chí đăng như điên, vì hiếm lắm mới được có. Còn ở Hà Nội bị ngập lụt nhiều quá nên có đăng cũng không quan tâm bằng.

Sài Gòn cũng có khoảng cách gần với đồng bằng sông Cửu Long, hay còn được gọi là "rỗ gạo" của cả nước, với lượng lương thực sản xuất đủ đút cho hơn 100 triệu người, việc Sài Gòn gần với rỗ gạo này đem lại lợi thế lớn.

Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước, còn Sài Gòn là trung tâm kinh tế, và một phần nào đó nó đã phản ánh lên văn hoá của hai nơi.

Trong cuốn sách Tò Mò một cách Chân Thành, khi ông Trần Hữu Dũng được hỏi tại sao trang web chia sẻ kiến thức của ông lại có nhiều người miền Bắc hơn, thì ông trả lời:

"Thắc mắc của tôi đó. Hỏi nhiều anh em. Có lẽ miền Bắc văn chương chú ý nhiều. Miền Nam kinh tế làm ăn năng động hơn."

Văn hoá Sài Gòn tiêu dùng vô tư hơn ở Hà Nội (theo quan sát của mình), thực ra văn hoá vô tư này là đặc trưng của miền Nam rồi, còn ở Hà Nội thì tiết kiệm hơn. Việc tiêu dùng vô tư tạo nên một môi trường mua bán phát triển và dễ dãi hơn. Mỗi nơi đều sẽ có lịch sử hình thành, lối sống, phát triển, sinh hoạt văn hóa mang sắc thái riêng.

Mặc dù vậy, Hà Nội nhìn chung được đầu tư và ưu tiên hơn Sài Gòn về cơ sở hạ tầng và mặc dù hiện nay về gần như mọi mặt kinh tế Sài Gòn vẫn nắm chiếm hơn Hà Nội từ công nghệ, giải trí, khoa học, v.v. nhưng Hà Nội thì bây giờ đang phát triển nhanh hơn Sài Gòn.

Theo mình thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân lớn nhất theo chủ quan của mình là định hướng phát triển của nhà nước. Nếu bạn để ý cũng sẽ thấy rất rõ các quốc gia luôn luôn có 2 thành phố lớn, 1 là thủ đô chính trị, 2 là thủ đô kinh tế. Ví dụ: Trung Quốc (Bắc Kinh - Thượng Hải), Úc (Canberra và Melbourne), Mỹ (Washington và New York), Ấn Độ (New Dheli và Mumbai) ... Tuy nhiên cũng có một số quốc gia Thủ đô chính trị cũng là thủ đô kinh tế luôn (Bangkok - Thái Lan, Seoul - Hàn Quốc).

Còn về vấn đề từ thời VNCH thì mình cho rằng là một nguyên nhân nhỏ thôi, kể cả ngay từ sau thời điểm thống nhất thì Sài Gòn - TP. HCM đã được định hướng là thị trường tự do rồi, các doanh nghiệp tư nhân cũng được phát triển thoải mái hơn.

Mình ko biết giàu như thế nào. Nhưng nếu TP HCM giàu hơn Hà Nội thực thì cũng dễ hiểu. Do TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, còn Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước. Nên xét về kinh tế thì SG phải giàu hơn HN rồi nhưng nếu nói về quyền lực thì ko nơi nào ở VN hơn đc Hà Nội. Thế giới cũng có nhiều nước tương tự như vậy Washington D.C - New York ở Mỹ, Bắc Kinh - Thượng Hải ở TQ, Sydney - Canberra ở Úc,...

Người Hà Nội thích mua đất để xây nhà hơn xây nhà xưởng, cửa tiệm để kinh doanh.

Người Tp Hồ Chí Minh thích xây nhà xưởng và cửa tiệm hơn mua đất xây nhà.

Tư duy về định hướng phát triển bất động sản khác nhau dẫn đến nhìn giống nhau nhưng đáp án khác nhau.