Vì sao Thụy Sỹ là đất nước yên ắng nhất trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và gần như không bị ảnh hưởng?

  1. Lịch sử

  2. Xã hội

Từ khóa: 

thụy sỹ

,

chiến tranh thế giới

,

lịch sử

,

xã hội

1. Nắm giữ 1 lượng tài chính khổng lồ theo dạng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ của tất cả các cường quốc hùng mạnh, đánh nó khác gì đốt túi tiền của mình

2. Bản thân THụy Sỹ cũng k dễ ăn, phần lớn lãnh thổ là các dãy nũi chạy dài ra biển , địa hình hiểm yếu, dễ thủ khó công, quân đội Thụy cũng k phải tay vừa khi có đến hàng chục vạn quân thường trực và hơn 1 triệu quân dự bị sẵn sàng tác chiến, bộ binh sơn cước của Thụy cũng ghê hồn, k dễ ăn.

3. Nếu đánh Thụy, phe trục và Đồng Minh sẽ phải trả giá đắt chưa kể đến việc chiếm được rồi sẽ tốn chừng 50-70 sư đoàn ở lại đồn trú khiến gánh nặng chi phí tăng cao tốt nhất không nên làm việc thừa thãi vì nó ngoan với cả 2

Trả lời

1. Nắm giữ 1 lượng tài chính khổng lồ theo dạng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ của tất cả các cường quốc hùng mạnh, đánh nó khác gì đốt túi tiền của mình

2. Bản thân THụy Sỹ cũng k dễ ăn, phần lớn lãnh thổ là các dãy nũi chạy dài ra biển , địa hình hiểm yếu, dễ thủ khó công, quân đội Thụy cũng k phải tay vừa khi có đến hàng chục vạn quân thường trực và hơn 1 triệu quân dự bị sẵn sàng tác chiến, bộ binh sơn cước của Thụy cũng ghê hồn, k dễ ăn.

3. Nếu đánh Thụy, phe trục và Đồng Minh sẽ phải trả giá đắt chưa kể đến việc chiếm được rồi sẽ tốn chừng 50-70 sư đoàn ở lại đồn trú khiến gánh nặng chi phí tăng cao tốt nhất không nên làm việc thừa thãi vì nó ngoan với cả 2

Dù thời nào, ở đâu thì các bên tham chiến cũng cần một bên thứ ba trung lập để đứng ra giải quyết những vấn đề họ không tiện giải quyết trực tiếp.
Trong Thế chiến II, Thuỵ Sĩ chính là điểm hình cho trường hợp này. Thuỵ Sĩ có nhiều yếu tố khiến nó phù hợp làm bên thứ 3 trung lập cho Phe Trục và Đồng Minh như:
Về Lịch sử, Thuỵ Sĩ có truyền thống hàng trăm năm trung lập. Điều đó đồng nghĩa với việc Thuỵ Sĩ hầu như không bị hạn chế về các chính sách ngoại giao, quân sự,... với cả hai phe. Thuỵ Sĩ cũng rất khó có thể trực tiếp tham gia vào một phe nào đó giữa trừng. Nên rất thích hợp để cả hai bên cùng hợp tác với Thuỵ Sĩ trong thời gian dài.
Cụ thể, trong suốt cuộc chiến. Thuỵ Sĩ đã là nơi nương nháu của quân Đồng Minh ở giữa lòng châu Âu. Các đơn vị du kích Pháp, phi công Đồng  Minh phải nhảy dù xuống châu Âu,... mỗi khi gặp khó khăn đều có thể tới Thuỵ Sĩ ẩn nháu. Đồng thời, Thuỵ Sĩ cũng là ngân hàng của Đức Quốc Xã, đứng ra giúp ĐQX thực hiện các giao dịch quốc tế bằng số tiền Đức cướp được.
Về giá trị chiến lược, Thuỵ Sĩ không có quá nhiều giá trị chiến lược trong cuộc chiến. Nên việc lôi kéo hay xâm lược Thuỵ Sĩ không quá quan trọng.
Trong khi đó, Thuỵ Sĩ trải qua hàng trăm năm trung lập đã tự biến mình thành một pháo đài khổng lồ giữa lòng châu Âu. Không chỉ có những bức tượng thành tự nhiên bằng đồi núi, Thuỵ Sĩ còn bố trí hệ thống lô cốt, cứ điểm phòng ngự dày đặt khắp đất nước. Quân đội Thuỵ Sĩ được đánh giá là một trong những đội quân thiện chiến nhất châu Âu. Thực tế:
Cả Đức và Đồng Minh đều đã từng "thử" Thuỵ Sĩ và đều thất bại thảm hại. Mình nhớ một vị tướng Thuỵ Sĩ khi đó còn nói đùa một câu như thế này:
"Nếu có chiến tranh xảy ra, mỗi người lính của chúng tôi chỉ cần ra chiến trường bắn hai phát là xong" 
Ngoài ra, chính sách ngoại giao của Thuỵ Sĩ cũng rất khôn ngoan. Như khi nhận binh lính Đồng Minh trốn chạy, họ nhận dưới hình thức "khách du lịch" và yêu cầu phía Đồng Minh phải trả một khoản tiền "phí phục  vụ" lớn để "đón" binh lính về....
Nhờ những biện pháp ngoại giao khôn khéo như vậy, về cơ bản Thuỵ Sĩ không tạo ra cho bất kỳ phe nào lý do xâm lược. Thậm trí các phe còn mong Thuỵ Sĩ trung lập càng lâu càng tốt.