Vì sao sinh viên nên thực hành thiền

  1. Tư vấn sức khỏe Covid-19

  2. Sức khoẻ

  3. Phong cách sống

  4. Khoa học

  5. Tâm lý học

Trái với lầm tưởng rằng thiền là việc của các nhà sư, dưới đây là 6 lợi ích mà thiền có thể mang lại cho sinh viên.

Đại học là một trải nghiệm đáng nhớ, nhưng cũng đầy khó khăn, bởi sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập, thi cử, cũng như cuộc sống tự lập và định hướng tương lai. Việc bận rộn trên giảng đường và những công việc làm thêm thường khiến cho các bạn dễ kiệt sức. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe, chất lượng sống và các mối quan hệ. Vì vậy, việc chăm sóc tâm lý trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và tài chính để chi trả cho những dịch vụ tham vấn tâm lý. Thiền định là một phương pháp phù hợp để giải tỏa căng thẳng và duy trì lối sống tích cực cho sinh viên.

Tuy rằng thiền có nguồn gốc từ Phật giáo, nhưng đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới như một kĩ thuật chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nhiều trường học tại Anh, Úc, Mỹ, Canada,… đã đưa thiền trở thành môn học chính thức. Tại đây, học sinh sẽ được hướng dẫn các phương pháp thư giãn, thở, và chánh niệm giúp cân bằng và điều hòa cảm xúc.

Đối với sinh viên, việc thiền tập mang lại nhiều lợi ích như nâng cao chức năng nhận thức, kỹ năng xã hội và cảm xúc, và sức khỏe tổng thể mà

Mindfully
sẽ giới thiệu dưới đây:

1. Tăng khả năng tập trung

Việc sử dụng nhiều thiết bị công nghệ, cũng như việc học trực tuyến thường khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung. May mắn là, kỹ năng này hoàn toàn có thể được bồi dưỡng thông qua thiền. Khi thực tập thiền, chúng ta học cách chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại, thông qua việc tập trung và lắng nghe hơi thở. Điều này giúp tâm trí chú ý vào một hoạt động duy nhất tại một thời điểm. Thông qua thiền, sinh viên cũng có thể học được cách cảm nhận hiện tại một cách sâu sắc hơn, bằng tất cả giác quan.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên hệ giữa việc thiền định thường xuyên và khả năng tập trung. Cụ thể, thiền giúp tăng cường chức năng nhận thức của não bộ như suy nghĩ, học tập, ghi nhớ, và đưa ra quyết định. Thực tập thiền thường xuyên cũng giúp nâng cao khả năng điều hướng sự chú ý, để tập trung vào một vấn đề cụ thể.

2. Tăng khả năng sáng tạo

Tư duy đổi mới sáng tạo là điều được tìm kiếm và đề cao đặc biệt trong xã hội hiện nay. Những sinh viên mang lối suy nghĩ đột phá và cởi mở thường được giảng viên, cũng như các nhà tuyển dụng trân trọng. Sinh viên có thúc đẩy sự sáng tạo thông qua việc thiền định. Lý do là, khi thiền ta học cách thư giãn tâm trí và cởi mở với bất kì ý nghĩ nào. Ta cũng dễ tập trung, ghi nhận, và khám phá chiều sâu đằng sau những ý tưởng ấy.

3. Giảm căng thẳng và các triệu chứng rối loạn tâm lý

Áp lực là một phần không thể thiếu của quãng đời đại học, từ những lần “chạy deadline” cho bài tập, câu lạc bộ, hay công việc làm thêm. Ở một góc độ nào đó, áp lực giúp chúng ta có động lực để hoàn thành mục tiêu tốt hơn. Tuy nhiên, quá nhiều căng thẳng dồn nén có thể gây hại tới sức khỏe. Các bạn sinh viên thường phải hy sinh giấc ngủ, thói quen ăn uống lành mạnh để hoàn thiện bài vở trên lớp và công việc. Những thói quen này dễ dẫn tới trạng thái suy kiệt về thể chất và tinh thần.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh lợi ích của thiền trong việc

giảm căng thẳng
và tăng khả năng đối phó với áp lực. Cụ thể, dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để tập thiền và thở giúp cân bằng cảm xúc, và mang lại sự bình yên. Hơn thế nữa, thực hành thiền mang lại cho bạn khả năng nhận diện và kiểm soát tốt hơn những căng thẳng bên trong mình. Thậm chí, thiền cũng giúp ngăn chặn và giảm các triệu chứng của rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, và rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

4. Tăng cảm giác hạnh phúc

Áp lực đồng trang lứa, hay nỗi sợ rằng mình chưa đủ tốt là những cảm xúc thường gặp ở sinh viên, khi thường xuyên tiếp xúc với những người xuất sắc. Thực hành thiền định giúp sinh viên xây dựng lòng trắc ẩn với chính mình, cũng như hiểu và trân trọng giá trị bản thân nhiều hơn.

Chuyên gia hướng dẫn thiền Tokpa Korlo chia sẻ rằng thiền giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hiện tại. Bằng việc thừa nhận những cảm xúc của mình và đối diện với nó, ta sẽ phát triển tư duy tích cực để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như, thay vì lo lắng vì điểm số, thông qua thiền, sinh viên có thể hiểu được lý do đằng sau nỗi sợ của mình là gì, và làm thế nào để xây dựng thái độ đúng đắn đối với kết quả học tập.

5. Cải thiện các mối quan hệ

Khi bước vào Đại học, sinh viên phải học cách tạo dựng các mối quan hệ tích cực với bạn bè, thầy cô, anh chị khóa trên, đồng nghiệp,… Đặc biệt, áp lực đồng trang lứa đang là mối quan tâm lớn, khi sinh viên thường cảm thấy kiệt sức và khó khăn để theo kịp bạn bè. Vì vậy, rất cần thiết để các bạn học cách điều hòa cảm xúc nhằm duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.

Thực hành thiền có thể là một bài tập tốt để kết nối với bản thân và mọi người. Trong khi thiền, sinh viên có thể phát triển sự đồng cảm sâu sắc, từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, cộng tác, và lãnh đạo. Nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng của thiền trong việc cải thiện chiều sâu của mối quan hệ, hạn chế những phản ứng tiêu cực, và bao dung hơn với mọi người. Từ việc thiền, sinh viên cũng có thể nhận thức được bản thân rõ hơn, để giảm bớt áp lực đồng trang lứa.

6. Giúp ngủ ngon hơn

Giấc ngủ là một nhu cầu quan trọng, mà thông thường sinh viên không được đáp ứng đầy đủ. Sinh viên thường gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, hoặc ngủ không ngon do nhiều áp lực. Thiền định có thể giúp ngủ ngon và sâu hơn, đồng thời hỗ trợ giảm chứng mất ngủ. Thực hành thiền giúp cơ thể và tâm trí ngắt kết nối khỏi những nỗi lo thường ngày, để tập trung nghỉ ngơi. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền có hiệu quả hơn trong việc

nâng cao chất lượng giấc ngủ
hơn là sử dụng thuốc.

Nhắn nhủ từ Mindfully

Đại học là một quãng thời gian đáng nhớ, và Mindfully có thể cùng bạn biến trải nghiệm ấy tích cực và hiệu quả hơn. Bắt đầu thiền 5 phút mỗi ngày để duy trì cơ thể và tâm trí khỏe mạnh cho việc học tập, sẽ hiệu quả hơn là tìm kiếm sự hỗ trợ khi đã mệt mỏi. Nếu bạn cần những hướng dẫn thiền tập đơn giản, khoa học, và hiệu quả,

ứng dụng Mindfully
sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Nguồn tham khảo:

  1. Mind Works – Meditation for Students

  2. UCLA Health – The benefits of meditation to relieve academic stress

  3. Mindful Schools – Research on Mindfulness in Education

  4. Mindful Schools – Benefits of Mindfulness in Education

--

Mindfully - Kết hợp giữa nền tảng về thiền định và nghiên cứu khoa học giúp tăng sự tập trung, thư giãn cơ thể và mang lại giấc ngủ sâu

Tải ứng dụng miễn phí tại:

Apple Store:

https://bit.ly/Mindfullyapp

CH Play:

https://bit.ly/Mindfully_app

Từ khóa: 

tư vấn sức khỏe covid-19

,

sức khoẻ

,

phong cách sống

,

khoa học

,

tâm lý học

Thiền dành cho mọi đối tượng, mình thấy thiền tâm trạng cải thiện rất tốt

Trả lời

Thiền dành cho mọi đối tượng, mình thấy thiền tâm trạng cải thiện rất tốt

Ngồi thiền được biết đến như một phương pháp rèn luyện hơi thở và tinh thần, giúp mọi người đạt được sự tĩnh tại trong tâm hồn, giảm căng thẳng, stress hiệu quả. Thế nhưng, một bài tập tưởng chừng đơn giản lại có khá nhiều khó khăn cho những người mới nhập môn, phổ biến nhất là tình trạng tê chân. Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng này?