Vì sao phích nước nóng giữ được nhiệt?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

kiến thức chung

,

khoa học

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Ruột phích do hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, rút không khí giữa hai lớp vỏ đi và tráng một lớp thuỷ ngân mỏng lên một phía của ruột phích. Ruột phích có một cái miệng phích nhỏ hơn nhiều so với "thân mình" của nó. Trên miệng phích có thể đậy bằng cái nút gỗ mềm. Chính là nhờ có cấu tạo như vậy làm cho phích nước nóng thành cái phích giữ nhiệt "ruột gan nóng, vẻ ngoài lạnh". • Khi cho nước sôi vào phích xong, cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Một là đối lưu nhiệt bị cắt đứt. Không khí bị tăng nhiệt trong phích sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài, còn không khí lạnh bên ngoài cũng tìm mọi kẽ hở để chui vào trong phích. Nhưng do cổ phích tương đối nhỏ, lại bị nút gỗ mềm đậy kín lại, vì vậy lối đi duy nhất của đối lưu nhiệt bị cắt đứt. Hai là dẫn nhiệt bị cản trở. Tuy không khí dẫn nhiệt kém vật phẩm bằng kim loại, song nhiệt lượng trong ruột phích vẫn có thể thông qua vỏ thuỷ tinh ngoài mà truyền cho không khí ở ngoài phích. Song do ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh, ở giữa lại được rút thành chân không, cho nên không khí - vật môi giới dẫn nhiệt, trở nên hết sức thưa loãng, con đường dẫn nhiệt cũng bị cản trở. Ba là bức xạ nhiệt bị ngăn chặn triệt để. Mùa đông, dưới ánh Mặt Trời, chúng ta sẽ cảm thấy đôi chút ấm áp. Đó chính là do bức xạ nhiệt của ánh sáng Mặt Trời gây nên. Vì ruột phích có tráng một lớp thuỷ ngân mỏng, nên bức xạ của nhiệt lượng bị lớp thuỷ ngân phản xạ mà phải chịu nằm lại trong ruột phích. Điều đó làm cho con đường của bức xạ nhiệt cũng bị ngăn chặn triệt để. • Trường hợp lí tưởng là, sau khi ruột phích cắt đứt ba loại phương thức truyền nhiệt, nước nóng trong phích có thể giữ nhiệt mãi mãi. Nhưng trong thực tế, hiệu quả cách nhiệt của phích nước nóng không hoàn thiện đến như vậy, cho nên sự giữ nhiệt của phích lúc nào cũng có một giới hạn về thời gian. Vượt quá giới hạn đó, phích sẽ không còn giữ được nhiệt nữa.
Trả lời
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Ruột phích do hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, rút không khí giữa hai lớp vỏ đi và tráng một lớp thuỷ ngân mỏng lên một phía của ruột phích. Ruột phích có một cái miệng phích nhỏ hơn nhiều so với "thân mình" của nó. Trên miệng phích có thể đậy bằng cái nút gỗ mềm. Chính là nhờ có cấu tạo như vậy làm cho phích nước nóng thành cái phích giữ nhiệt "ruột gan nóng, vẻ ngoài lạnh". • Khi cho nước sôi vào phích xong, cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Một là đối lưu nhiệt bị cắt đứt. Không khí bị tăng nhiệt trong phích sẽ tìm mọi cách để thoát ra ngoài, còn không khí lạnh bên ngoài cũng tìm mọi kẽ hở để chui vào trong phích. Nhưng do cổ phích tương đối nhỏ, lại bị nút gỗ mềm đậy kín lại, vì vậy lối đi duy nhất của đối lưu nhiệt bị cắt đứt. Hai là dẫn nhiệt bị cản trở. Tuy không khí dẫn nhiệt kém vật phẩm bằng kim loại, song nhiệt lượng trong ruột phích vẫn có thể thông qua vỏ thuỷ tinh ngoài mà truyền cho không khí ở ngoài phích. Song do ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh, ở giữa lại được rút thành chân không, cho nên không khí - vật môi giới dẫn nhiệt, trở nên hết sức thưa loãng, con đường dẫn nhiệt cũng bị cản trở. Ba là bức xạ nhiệt bị ngăn chặn triệt để. Mùa đông, dưới ánh Mặt Trời, chúng ta sẽ cảm thấy đôi chút ấm áp. Đó chính là do bức xạ nhiệt của ánh sáng Mặt Trời gây nên. Vì ruột phích có tráng một lớp thuỷ ngân mỏng, nên bức xạ của nhiệt lượng bị lớp thuỷ ngân phản xạ mà phải chịu nằm lại trong ruột phích. Điều đó làm cho con đường của bức xạ nhiệt cũng bị ngăn chặn triệt để. • Trường hợp lí tưởng là, sau khi ruột phích cắt đứt ba loại phương thức truyền nhiệt, nước nóng trong phích có thể giữ nhiệt mãi mãi. Nhưng trong thực tế, hiệu quả cách nhiệt của phích nước nóng không hoàn thiện đến như vậy, cho nên sự giữ nhiệt của phích lúc nào cũng có một giới hạn về thời gian. Vượt quá giới hạn đó, phích sẽ không còn giữ được nhiệt nữa.

Mẹo sử dụng bình giữ nhiệt bền bỉ, an toàn

  • Tuyệt đối không cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng:Hầu hết bình giữ nhiệt được làm từ chất liệu thép không gỉ, nếu cho chất liệu này vào lò vi sóng thể sẽ dẫn đến cháy nổ. Chính vì thế, bạn không nên cho chúng vào hâm nóng trong lò vi sóng nhé.
  • Hạn chế va đập mạnh:Mặc dù bình giữ nhiệt thường được quảng cáo là có độ bền tốt, có khả năng chịu được lực va đập thế nhưng nếu thường xuyên làm cho bình rơi, va đập mạnh thì môi trường chân không bên trong bình sẽ bị ảnh hưởng, các lớp kim loại xung quanh cũng sẽ chạm nhau làm thu hẹp khoảng không làm cho khả năng cách nhiệt bị suy giảm.
  • Vệ sinh bình giữ nhiệt thường xuyên:Ngay khi mua về, bạn nên vệ sinh bình giữ nhiệt sau đó mới sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh bình, đặc biệt là khi bạn dùng sản phẩm để chứa các loại đồ uống không phải là nước lọc.
  • Không nên thay đổi nhiệt độ bình giữ nhiệt đột ngột: Bạn không nên cho bình giữ nhiệt vào tủ lạnh. Nếu vừa dùng bình để đựng nước nóng, bạn nên chờ 10 - 15 phút rồi mới cho nước lạnh vào sử dụng tiếp. Nếu bạn có nhu cầu 
    in ấn bình giữ nhiệt giá rẻ
    uy tín làm quà tặng thì có thể tham khảo đơn vị Đại Đông Giang.