Vì sao núi băng vẫn nổi?
Băng có khối lượng rất lớn nhưng vẫn nối trên mặt nước. Thậm chí có những núi băng to rất to ở hai cực vẫn tồn tại hàng nghìn năm rồi. Nhưng như vậy thì tại sao các tảng băng to này vẫn nổi được trong khi một cục đá nhỏ rơi xuống nước đã chìm?
khoa học
Nước có một đặc tính khá đặc biệt. Khi ở nhiệt độ trên 4 độ C vẫn có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở lạnh co; nhưng khi nước ở dưới 4 độ C thì đặc tính của nước sẽ ngược lại, tức là lạnh nở nóng co. Cùng một lượng nước đó, sau khi kết thành băng thể tích của nó sẽ giãn nở, theo Định luật II Niutơn: khối lượng tỉ lệ nghịch với thể tích, và vì vậy tảng băng trở nên nhẹ đi. Vì thế băng luôn ngưng kết trên mặt nước mà không đông kết dưới đáy nước. Chỉ khi nào thời tiết thực sự băng giá và nhiệt độ xuống đến mức thấp nhất, nước trên sông, ao hồ mới đóng băng từ trên xuống dưới.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bác Nông Dân
Nước có một đặc tính khá đặc biệt. Khi ở nhiệt độ trên 4 độ C vẫn có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở lạnh co; nhưng khi nước ở dưới 4 độ C thì đặc tính của nước sẽ ngược lại, tức là lạnh nở nóng co. Cùng một lượng nước đó, sau khi kết thành băng thể tích của nó sẽ giãn nở, theo Định luật II Niutơn: khối lượng tỉ lệ nghịch với thể tích, và vì vậy tảng băng trở nên nhẹ đi. Vì thế băng luôn ngưng kết trên mặt nước mà không đông kết dưới đáy nước. Chỉ khi nào thời tiết thực sự băng giá và nhiệt độ xuống đến mức thấp nhất, nước trên sông, ao hồ mới đóng băng từ trên xuống dưới.
Nguyễn Quang Vinh
Do lực đẩy Archimedes. Nước ko giống như chất rắn. Nước co lại khi lạnh đi nhưng dưới 4 độ C nước lại nở ra. Khi đóng băng cũng nở ra thêm (bạn có thể đong 1 chai nước đầy vặn chặt nắp, bỏ vào tủ đông sẽ thấy chai nước khi đông đá bị phình lên).
Do đó, trước và sau khi đóng băng, 1 khối lượng nước có cùng 1 trọng lượng nhưng thể tích khi đóng băng nhỏ hơn thể tích khi nước lỏng. Có nghĩa trọng lượng riêng của băng nhỏ hơn nước. Nói như ngôn ngữ thông thường là "băng nhẹ hơn nước" do đó băng nổi hơn nước, cho dù băng có nặng đến mấy chăng nữa.
Giải thích kỹ hơn là khi băng chìm xuống nó sẽ chiếm chỗ của nước. Băng sẽ chịu 1 lực đẩy lên (nổi) hay còn gọi là lực Archimedes, bằng với trọng lượng nước bị băng chiếm chỗ.
Vd băng "nặng" 900kg/1m3, nước "nặng" 1.000/1m3. Khi chìm ngập trong nước, 1m3 băng sẽ chìm với 1 lực 900kg. Nhưng như đã nói, khi đó băng cũng sẽ chịu 1 lực đẩy lên bằng với trọng lượng nước nó chiếm chỗ, 1m3 tương đương với 1.000kg đẩy băng nổi lên. Do đó băng sẽ phải nổi lên để giảm thể tích chiếm chỗ, đến khi lực Archimedes bằng với trọng lượng băng thì băng nổi ổn định.
1m3 hay 1.000 hay 1.000.000m3 khối băng vẫn ko thể chìm dưới nước được.
Vì vậy, 1 tảng băng thường 1 phần nổi 9 phần chìm là vậy.
Hòn đá cũng cơ chế tương tự, nhưng hòn đá có trọng lượng riêng lên đến khoảng 2.750kg/1m3 thì nó dễ dàng chìm.
Trọng lượng trên chỉ áng chừng, làm ví dụ thôi nhé. Nước biển thì nặng hơn 1tấn/1m3.
Dài dòng ghê ^^!