Vì sao nhiều người cứ nhìn thấy máu là ngất xỉu?
khoa học
Huyết áp giảm đột ngột làm cho máu không thể lưu thông trong não, gây tình trạng da tái nhợt, đổ mồ hôi, buồn nôn và dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên sâu hơn một chút, thì nguồn gốc của hiện tượng giảm nhịp tim khi nhìn thấy máu bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve). Nó có tác dụng kết nối một khu vực não bộ được gọi là nhân bó đơn độc (NST) với một số bộ phận của cơ thể liên quan đến các chuyển động bắt buộc, như thở, nuốt và chức năng tim.
Nội dung liên quan
Nguyễn Phương Trang
Huyết áp giảm đột ngột làm cho máu không thể lưu thông trong não, gây tình trạng da tái nhợt, đổ mồ hôi, buồn nôn và dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên sâu hơn một chút, thì nguồn gốc của hiện tượng giảm nhịp tim khi nhìn thấy máu bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve). Nó có tác dụng kết nối một khu vực não bộ được gọi là nhân bó đơn độc (NST) với một số bộ phận của cơ thể liên quan đến các chuyển động bắt buộc, như thở, nuốt và chức năng tim.
heo le
Tại sao nhiều người lại ngất xỉu khi nhìn thấy máu?
Vô tình thấy ai đó chảy máu có khiến bạn hoảng sợ hay thậm chí ngất xỉu?;
Trường hợp bạn đang xem một chương trình nấu ăn trên TV và vô tình đầu bếp bị chảy máu do chạm dao vào ngón tay, điều đó có khiến bạn cảm thấy sợ không? Và nếu điều tương tự xảy ra trong thực tế thì sao?
Ước tính cho biết có đến khoảng 15% dân số sẽ ngất xỉu khi nhìn thấy máu, và đặc biệt khoảng từ 3,5-4% có nỗi sợ tột cùng với máu và các hành động liên quan đến chất dịch cơ thể này. Tuy nhiên, điều thú vị nằm ở chỗ một số người sẽ không ngất xỉu khi họ tự cắt chảy máu tay của mình, họ chỉ cảm thấy lạnh sống lưng khi chứng kiến bản thân chảy máu.
Nguyên nhân chính của hiện tượng ngất xỉu này đến từ sự lo lắng. Khác với các dạng hoảng sợ thông thường làm cho nhịp tim tăng (tim đập nhanh trong lồng ngực – phản ứng căng thẳng cấp tính), hoảng sợ do nhìn thấy máu khiến nhịp tim đột ngột tăng trong chốc lát nhưng sau đó lại giảm mạnh. Huyết áp giảm đột ngột làm cho máu không thể lưu thông trong não, gây tình trạng da tái nhợt, đổ mồ hôi, buồn nôn và dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên sâu hơn một chút, thì nguồn gốc của hiện tượng giảm nhịp tim khi nhìn thấy máu bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve). Nó có tác dụng kết nối một khu vực não bộ được gọi là nhân bó đơn độc (NST) với một số bộ phận của cơ thể liên quan đến các chuyển động bắt buộc, như thở, nuốt và chức năng tim.