Vì sao nhà nước không tăng giá xăng dầu để doanh nghiệp không phải chịu lỗ?

  1. Xã hội

  2. Kinh doanh

Theo như tôi hiểu các doanh nghiệp xăng dầu phải chịu sự chi phối hoàn toàn về giá cả của Nhà nước và bắt buộc phải bán hàng dù lỗ hay lãi.

Hiện tại tình trạng người dân khan hiếm xăng để dùng, các cây xăng buộc phải đóng cửa vì không thể gồng nổi lỗ.

Vậy tại sao nhà nước không tăng giá xăng để không xảy ra tình trạng trên?

Từ khóa: 

xã hội

,

kinh doanh

Câu trả lời ngắn gọn là để giảm lạm phát. Giá xăng tăng sẽ kéo giá hàng hóa khác tăng lên.

Về cơ bản, quy trình mua/nhập và bán xăng nó là như này:

  • Doanh nghiệp đầu mối nhập/mua xăng (kèm thuế và phí) từ nước ngoài/nhà máy lọc dầu
  • Doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng cho các cửa hàng bán lẻ
  • Cửa hàng bán lẻ bán cho người dùng với giá quy định của nhà nước (được điều chỉnh mỗi 10 ngày)
  • Lãi của doanh nghiệp đầu mối và cửa hàng bán lẻ được quy định là lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá xăng dầu bán ra.

Vì thế, về mặt lý thuyết mỗi lít xăng bán ra CHẮC CHẮN là sẽ có lãi. Vấn đề chỉ là ăn chia lãi như nào giữa doanh nghiệp đầu mối và cửa hàng bán lẻ thôi, cái này ko có quy định trong luật, 2 bên tự thỏa thuận với nhau. Bình thường doanh nghiệp đầu mối sẽ chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ 1 khoản nào đó trong lợi nhuận định mức, 2 bên cùng có lợi.

Vấn đề nảy sinh khi giá xăng mua/nhập lên xuống thất thường với biên độ quá lớn. Doanh nghiệp đầu mối đu đỉnh =)), nhập nhiều ở mức giá cao (với hy vọng là giá sẽ tăng tiếp), đến lúc giá tụt nhanh quá lỗ sml. Để giảm thiểu lỗ ở phía mình, dn đầu mối cắt luôn chiết khấu của cửa hàng bán lẻ, dẫn đến cửa hàng bán lẻ lỗ tiền mặt bằng, nhân viên, điện nước. Ngoài ra, vì ăn quả lỗ sml ở thời gian trước, với giá lên xuống thất thường ko dự đoán được, một số dn đầu mối quyết định dừng nhập đợi tình hình ổn định -> thiếu nguồn cung.

Ngoài ra, lợi nhuận định mức sắp tăng gấp đôi nhé.

Trả lời

Câu trả lời ngắn gọn là để giảm lạm phát. Giá xăng tăng sẽ kéo giá hàng hóa khác tăng lên.

Về cơ bản, quy trình mua/nhập và bán xăng nó là như này:

  • Doanh nghiệp đầu mối nhập/mua xăng (kèm thuế và phí) từ nước ngoài/nhà máy lọc dầu
  • Doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng cho các cửa hàng bán lẻ
  • Cửa hàng bán lẻ bán cho người dùng với giá quy định của nhà nước (được điều chỉnh mỗi 10 ngày)
  • Lãi của doanh nghiệp đầu mối và cửa hàng bán lẻ được quy định là lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá xăng dầu bán ra.

Vì thế, về mặt lý thuyết mỗi lít xăng bán ra CHẮC CHẮN là sẽ có lãi. Vấn đề chỉ là ăn chia lãi như nào giữa doanh nghiệp đầu mối và cửa hàng bán lẻ thôi, cái này ko có quy định trong luật, 2 bên tự thỏa thuận với nhau. Bình thường doanh nghiệp đầu mối sẽ chiết khấu cho cửa hàng bán lẻ 1 khoản nào đó trong lợi nhuận định mức, 2 bên cùng có lợi.

Vấn đề nảy sinh khi giá xăng mua/nhập lên xuống thất thường với biên độ quá lớn. Doanh nghiệp đầu mối đu đỉnh =)), nhập nhiều ở mức giá cao (với hy vọng là giá sẽ tăng tiếp), đến lúc giá tụt nhanh quá lỗ sml. Để giảm thiểu lỗ ở phía mình, dn đầu mối cắt luôn chiết khấu của cửa hàng bán lẻ, dẫn đến cửa hàng bán lẻ lỗ tiền mặt bằng, nhân viên, điện nước. Ngoài ra, vì ăn quả lỗ sml ở thời gian trước, với giá lên xuống thất thường ko dự đoán được, một số dn đầu mối quyết định dừng nhập đợi tình hình ổn định -> thiếu nguồn cung.

Ngoài ra, lợi nhuận định mức sắp tăng gấp đôi nhé.

Câu trả lời đúng là vì Nhà nước không phải bố thiên hạ.

Xăng phải đi mua từ nhà máy, nhà máy xây phải mất tiền, giá bán không chỉ hạch toán chi phí còn phải chịu lãi vay, lãi cổ đông, lãi đầu tư... 

1 lít xăng bán ra còn gánh nưa tấn thuế, nửa tấn lợi nhuận từ các bên khác.

Trên thực tế các cây xăng bán lỗ, gồng lỗ là quy luật của tự nhiên, người ta làm không lãi thì không cho người ta nghỉ à? Nhưng có lỗ thật không?