Vì sao người Việt thường cầu cúng trước những việc quan trọng?

  1. Tâm linh

  2. Văn hóa

Cầu khấn để giúp họ thêm an tâm về tinh thần, hay thực sự họ cần sự may mắn, phù hộ từ thần thánh? Và mọi người cầu bằng cách đem vàng mã, thức ăn, những thứ cúng bái để tin rằng thần linh sẽ phù hộ độ trì cho họ? Việc có đức tin là tốt bởi tôn giáo luôn hướng con người theo chữ "thiện", nhưng khi con người đã quá tin vào nó liệu có đánh mất bản thân của mình và phụ thuộc vào tâm linh không?

Từ khóa: 

cầu cúng

,

thần linh

,

tâm linh

,

văn hóa

Bởi vì họ sợ sự thất bại của những việc quan trọng đó, họ không muốn nó xảy ra. Đôi khi nỗi sợ đó to lớn đến nỗi có thể làm con người tê liệt nên hình thức cầu nguyện thì cách tốt nhất để kéo họ ra khỏi nỗi sợ đó, để bước tiếp. 

Trả lời

Bởi vì họ sợ sự thất bại của những việc quan trọng đó, họ không muốn nó xảy ra. Đôi khi nỗi sợ đó to lớn đến nỗi có thể làm con người tê liệt nên hình thức cầu nguyện thì cách tốt nhất để kéo họ ra khỏi nỗi sợ đó, để bước tiếp. 

Thời xưa tôn giáo đã phát triển trong bối cảnh con người quá khổ cực cả về tinh thần lẫn vật chất. Đó là nơi cuối cùng để con người dựa vào mà tiếp tục sống, là niềm tin để tiếp tục hướng tới tương lai, vì vậy bản chất tôn giáo chẳng có gì xấu cả. Cái xấu là những người xem cúng bái, cầu nguyện là sẽ đạt được tất cả mà không cần cố gắng.
Còn các em học sinh nếu cảm thấy cúng bái xong thì an tâm, vững tinh thần để hoàn thành bài thi thật tốt sau nhiều năm tháng học hành miệt mài thì cũng tốt, nên đi. Cái này theo mình chưa có gì là mê tín dị đoan cả.

Đơn giản nó là chỗ dựa tinh thần giúp chúng ta an tâm để làm những việc quan trọng đó thôi. 

Quan điểm của mình là những nơi đền thờ, nhà thờ, bàn thờ là nơi để con người cầu cúng để đặt niềm tin tiếp tục hướng tới tương lai, bản chất tôn giáo thì không có gì là xấu cả. Điều này cũng rất phổ biến và không có gây nguy hại gì cho người khác. Cái xấu ở đây là những người xem cúng bái, cầu nguyện để đạt được tất cả mà không cần sự cố gắng, thì đó mới là sai.

Trước đợt tôi thi đại học cũng khấn, phần lớn để cho cảm giác được an tâm, vững tinh thần hoàn thành bài thi cho tốt, không có mà lo lắng, bồn chồn uổng phí mất 12 năm học thì chết =))). Nếu bạn thành tâm thì bạn nên đi thôi. Tôi vẫn tin vào câu nói có thờ có thiêng, có kiêng có lành. 

Văn hóa từ thời ngày xưa rồi, nên nó sẽ ảnh hưởng qua từng thế hệ thôi, gia đình mình cũng vậy, cứ hễ có việc quan trọng là thắp hương ông bà rồi khấn.