Vì sao người Việt nói tiếng Anh kém?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Ngoại ngữ

Mình học đại học và thấy đa số các bạn đều nói tiếng anh khá kém mặc dù được học từ cấp 1. Tại sao vậy nhỉ?? 12 năm học tiếng anh mà khả năng nói không bằng các bạn trẻ con.

Từ khóa: 

tiếng anh

,

tự học

,

giao tiếp

,

ngôn ngữ

,

kỹ năng mềm

,

ngoại ngữ

Vì cách dạy ngoại ngữ ở phổ thông khá kém, dẫn đến học 9 năm (lớp 4-12) nhưng chẳng bằng người ta học vài tháng.

Học ngoại ngữ cơ bản ở Nghe - nói - đọc - viết. Nhưng chương trình mình đã trải qua thì thấy chỉ toàn đọc như con vẹt và viết cắm mặt cắm mũi. Ngôn ngữ ko phải thứ xuất phát từ tấm lòng hay trái tim mà học nằm lòng. Nó phải nằm ngay cái càn cổ, cần là thốt ra thôi. Cắm mặt cắm mũi học ngữ pháp, đọc từ vựng đủ thứ, nhưng khi không có điều kiện để sử dụng thì lúc người ta hỏi phải "chờ mở sách ra xem lại đã". Đó chẳng phải là sử dụng ngôn ngữ nữa rồi. Do đó, mới ghi là nghe - nói trước, rồi đọc - viết sau.

Giống như 1 đứa trẻ, phải nghe bố mẹ gọi mình, rồi bập bẹ tập nói, đến khi nói thạo rồi 4-5 năm sau mới bắt đầu làm quen chữ cái, bập bõm đọc rồi mới viết. Nghe - nói là điều cơ bản của ngôn ngữ, chữ viết chỉ là biện pháp truyền tải ngôn ngữ, vậy thì học cách truyền tải trước rồi mới học cái cơ bản thì sao mà ổn đc. Như việc học cách tính tích phân rồi mới đi học các con số vậy.

Ngoài ra, còn 1 điều nữa là khả năng phát âm tiếng Anh của giáo viên khá tệ (ít nhất là thời mình học). Phát âm không đúng thì không thể nghe đúng đc, đây là điều thầy dạy tiếng Anh cho mình luôn nhắc nhở. Trong sách có cách phát âm, nhưng chẳng có thấy ai dạy cách phát âm cái bảng phát âm đó bao giờ. Dẫn đến học sinh không biết cách phát âm, giáo viên cũng ko chỉnh vì đôi khi còn sai nữa là. Dẫn đến nói sai, mà nói sai thì không thể nghe đúng được.

Tóm lại, là lúc lên đại học, mình có 1 kho từ vựng khá ổn, nhưng chỉ đường cho người nước ngoài cũng ko xong, phải khi họ đi rồi mới nhớ: "ờ đúng ra phải nói thế này thế kia". Nhưng cũng thuộc hàng giỏi tiếng Anh nhất lớp. Chương trình tiếng Anh 9 năm chỉ có vậy. Mà lúc đi học để thi TOEIC thì chỉ chưa đến nửa năm, với cách dạy khác biệt, tiếng Anh của mình đã ở 1 mức khác xa. Nên ng Việt nói tiếng Anh kém, chẳng qua do cách dạy thôi.

Trả lời

Vì cách dạy ngoại ngữ ở phổ thông khá kém, dẫn đến học 9 năm (lớp 4-12) nhưng chẳng bằng người ta học vài tháng.

Học ngoại ngữ cơ bản ở Nghe - nói - đọc - viết. Nhưng chương trình mình đã trải qua thì thấy chỉ toàn đọc như con vẹt và viết cắm mặt cắm mũi. Ngôn ngữ ko phải thứ xuất phát từ tấm lòng hay trái tim mà học nằm lòng. Nó phải nằm ngay cái càn cổ, cần là thốt ra thôi. Cắm mặt cắm mũi học ngữ pháp, đọc từ vựng đủ thứ, nhưng khi không có điều kiện để sử dụng thì lúc người ta hỏi phải "chờ mở sách ra xem lại đã". Đó chẳng phải là sử dụng ngôn ngữ nữa rồi. Do đó, mới ghi là nghe - nói trước, rồi đọc - viết sau.

Giống như 1 đứa trẻ, phải nghe bố mẹ gọi mình, rồi bập bẹ tập nói, đến khi nói thạo rồi 4-5 năm sau mới bắt đầu làm quen chữ cái, bập bõm đọc rồi mới viết. Nghe - nói là điều cơ bản của ngôn ngữ, chữ viết chỉ là biện pháp truyền tải ngôn ngữ, vậy thì học cách truyền tải trước rồi mới học cái cơ bản thì sao mà ổn đc. Như việc học cách tính tích phân rồi mới đi học các con số vậy.

Ngoài ra, còn 1 điều nữa là khả năng phát âm tiếng Anh của giáo viên khá tệ (ít nhất là thời mình học). Phát âm không đúng thì không thể nghe đúng đc, đây là điều thầy dạy tiếng Anh cho mình luôn nhắc nhở. Trong sách có cách phát âm, nhưng chẳng có thấy ai dạy cách phát âm cái bảng phát âm đó bao giờ. Dẫn đến học sinh không biết cách phát âm, giáo viên cũng ko chỉnh vì đôi khi còn sai nữa là. Dẫn đến nói sai, mà nói sai thì không thể nghe đúng được.

Tóm lại, là lúc lên đại học, mình có 1 kho từ vựng khá ổn, nhưng chỉ đường cho người nước ngoài cũng ko xong, phải khi họ đi rồi mới nhớ: "ờ đúng ra phải nói thế này thế kia". Nhưng cũng thuộc hàng giỏi tiếng Anh nhất lớp. Chương trình tiếng Anh 9 năm chỉ có vậy. Mà lúc đi học để thi TOEIC thì chỉ chưa đến nửa năm, với cách dạy khác biệt, tiếng Anh của mình đã ở 1 mức khác xa. Nên ng Việt nói tiếng Anh kém, chẳng qua do cách dạy thôi.

Như có vài bạn đã nêu ra lý do là không đào tạo tốt. Mình hoàn toàn đồng ý và muốn chia sẻ thêm một ví dụ có liên quan.
Tương tự, chương trình đào tạo tiếng Latin ở cấp độ trung học đến đại học của phương Tây nói chung cũng kém, không đào tạo ra được những thế hệ thực sự có thể sử dụng được ngôn ngữ này. Họ vẫn bám theo phương pháp coi nó như tử ngữ: dịch và mổ xẻ ngữ pháp. Một số ít người đi theo phương pháp của Ørberg và gần đây số lượng người có thể nghe-nói-đọc-viết Latin ngày càng tăng. Lý do mình biết do thay đổi phương pháp là vì (1) tất cả những cá nhân đó, từ khắp nơi trên thế giới, đều chia sẻ về việc dùng phương pháp đó; và (2) cá nhân mình có thể sử dụng tiếng Latin tương đối, trong khi tất cả lứa sinh viên học chung ở đại học, không 1 ai có khả năng nói và viết (có lẽ nghe cũng tệ, bởi tất cả những gì họ biết là đọc và dịch). 
Vậy tóm lại thì lý do chính có lẽ là do mảng đào tạo, chứ không thể đổ lỗi hết là do người Việt kém hay gì.
Tôi thấy câu trả lời của bạn @Nguyễn Quang Vinh bên dưới khá đúng. Chỉ muốn bổ sung thêm.
VN không muốn đào tạo bài bản tiếng Anh cho cấp phổ thông cũng có cái lý của nó. Nếu tất cả mọi người đều giỏi tiếng Anh, đều đi làm phòng máy lạnh, thì lấy đâu ra công nhân và nông dân để sản xuất? Và cũng vì định hướng của VN trong dài hạn cũng là dựa trên giá nhân công rẻ, nên chắc chắn sẽ không cần phải cải thiện chương trình học tiếng Anh. Cứ như vậy sẽ thêm nhiều tầng lớp lao động giá rẻ mới.
Còn ai có chí vươn lên, tự khắc họ sẽ đi học thêm bên ngoài, giúp tiếp một lực lượng giảng dạy cho thêm thu nhập. Rồi cuối cùng những người đi học thêm sẽ có được thu nhập tốt hơn người công nhân thông thường. Giả sử đất nước có quá nhiều người giỏi tiếng Anh mà công việc không đủ, một số trong đó phải trở lại làm công nhân, họ sẽ rất bức xúc với xã hội, kéo theo lật đổ chế độ thì lại khổ. Thôi thì cứ làm chậm bước tiến của những người thuộc tầng lớp lao động, để còn để dành đất cho giới ăn học đầy đủ, không phải là lợi cả đôi đường sao?
Tóm lại, tôi khẳng định về chiến lược dài hạn, chương trình phổ thông sẽ tiếp tục phi thực tế, ai muốn giỏi thì hãy bỏ tiền ra trung tâm bên ngoài mà học thêm.
Không hoặc rất ít cơ hội để thực hành đặc biệt là tiếng anh ở trường phổ thông, thcs và tiểu học 

Đại học thì gồm nhiều tỉnh thành, đâu phải nơi nào cũng chú trọng việc học đâu. Các bạn ở vùng nông thôn thì càng ít được tiếp xúc với việc học tiếng anh.

Mặc dù được học tiếng anh từ sớm nhưng giáo trình bên mình chủ yếu chỉ dạy từ vững và ngữ pháp thôi bạn ạ. Sau lên cấp 3 thấy vài trường mở thêm phần học tiếng anh với giáo viên nước ngoài nhưng rồi cũng bỏ. Muốn giỏi thì chủ yếu các bạn phải giao tiếp tiếng anh nhiều lên.

vì người việt khá đần

Lí do nằm ở tư duy đấy bạn, người Việt muốn nói cái gì thì sẽ nghĩ bằng tiếng việt trước, sau đó mới dịch sang tiếng anh rồi nói. Vừa mất thời gian mà dịch sang cũng không hay, nhiều từ còn dùng sai.