Vì sao người Trung Quốc thiếu tự tin văn hóa ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xuất phát từ một thực tế là văn hóa truyền thống Trung Hoa chưa có ảnh hưởng tương xứng trên thế giới, ít được thế giới biết đến, một số giá trị quan còn xa lạ với văn hóa phương Tây. Nguyên nhân có phần là do chính sách bế quan tỏa quốc của phong kiến Trung Quốc và do chữ Hán khó học cản trở sự truyền bá văn hóa Trung Hoa. Lẽ tự nhiên kẻ mạnh thì dễ tự tin, kẻ yếu thì kém hoặc không tự tin. Thời xa xưa khi Trung Quốc là cường quốc số một thế giới, các vương triều nước này tự xưng là Thiên triều, coi nước mình là văn minh nhất, là “Trung tâm tinh hoa (Trung Hoa)” của thế giới, người Trung Quốc thời ấy có lý do để tự tin. Nhưng sự kiêu ngạo của nhà nước phong kiến đã khiến nước này không giao lưu văn hóa với thế giới, bị tụt hậu sau phương Tây rất xa mà không biết. Đến khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Trung Quốc mới nhận ra văn hóa mình quá lạc hậu, cú sốc tâm lý này làm cho họ từ chỗ tự cao tự đại trở nên mất tự tin. Các học giả sôi nổi tranh cãi, hầu hết đổ tội cho “tính cách quốc dân” tồi tệ của người Trung Quốc. Họ cho rằng do chữ Hán khó học nên hầu hết quốc dân mù chữ, ngu dốt, vì thế nhất thiết phải cải cách chữ viết. Chữ Hán là đại diện chủ yếu, là niềm tự hào của văn hóa Trung Hoa mà còn bị chê trách như thế thì sao có thể tự tin vào nền văn hóa này. Trương Hồng Kiệt cho rằng Trung Quốc lạc hậu không phải do tính cách quốc dân yếu kém mà là do lạc hậu về chế độ, chứng cớ là tính cách dân Nhật, Hàn Quốc tuy chẳng khác gì dân Trung Quốc, nhưng do thực hiện cải tiến chế độ xã hội nên họ tiến nhanh hơn. Tính cách dân tộc có mặt tích cực và tiêu cực, mặt tiêu cực trong tính cách người Trung Quốc là do chế độ chuyên chế hơn 2000 năm tạo ra, người dân chưa bao giờ được làm chủ quốc gia mình, đất nước này là tài sản của kẻ khác, dân chỉ là nô lệ của chúng, vì thế dân không có tâm lý làm chủ, họ chẳng hề quý trọng mà có dịp là đập phá tất cả những gì ở bên ngoài căn nhà mảnh sân của mình. Trương Hồng Kiệt kết luận: Không cải cách cơ chế xã hội thì không thể đạt được mục tiêu thay đổi tính dân tộc lạc hậu; xã hội có hiện đại hóa thì mới tạo ra tính cách hiện đại của người dân. Nói cách khác, muốn cải tạo tính cách quốc dân trước tiên phải thay đổi chế độ xã hội, nhờ thế quốc dân mới có sự tự tin. Quan điểm này dường như không ăn nhập với chủ trương hô hào người Trung Quốc xây dựng tâm lý tự tin văn hóa. Tóm lại để tăng cường lòng tự tin văn hóa, người dân cũng như Nhà nước Trung Quốc còn phải làm rất nhiều việc, nếu chỉ đơn thuần “đưa văn hóa Trung Quốc đi ra ngoài” là chưa đủ. Người dân nước nào cũng đều cần có sự tự tin về văn hóa nước mình. Một nước lớn, đông dân nhất thế giới, từng trải qua một giai đoạn lịch sử đau buồn bị nước ngoài bắt nạt, xâm lược như Trung Quốc lại càng cần có tự tin văn hóa. Nhưng đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc, tự tin văn hóa được đặt lên tầm cao quyết định quá trình thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”, chủ trương khôi phục và tăng cường tự tin văn hóa được đưa lên thành quốc sách. Điều này cho thấy Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo rất thực dụng và dũng cảm, không sĩ diện hình thức. Có lẽ đó là kết quả sự tích tụ nhận thức của quá trình đi lên từ một thanh niên trí thức về nông thôn lao động, trải qua nhiều năm làm Bí thư chi bộ một đại đội nông dân công xã, ông đã hiểu rõ tâm lý thiếu tự tin của người nông dân Trung Quốc. Tăng cường lòng tự tin văn hóa của mỗi người dân là cách tốt nhất để thống nhất ý chí toàn dân, từ đó tăng được sức mạnh mềm của quốc gia. Hiển nhiên, nếu người Trung Quốc tạo ra được một sức mạnh mềm văn hóa tương xứng với sức mạnh cứng của họ thì quốc gia này sẽ có thể đóng góp nhiều hơn cho sự tiến bộ của cộng đồng loài người.
Trả lời
Xuất phát từ một thực tế là văn hóa truyền thống Trung Hoa chưa có ảnh hưởng tương xứng trên thế giới, ít được thế giới biết đến, một số giá trị quan còn xa lạ với văn hóa phương Tây. Nguyên nhân có phần là do chính sách bế quan tỏa quốc của phong kiến Trung Quốc và do chữ Hán khó học cản trở sự truyền bá văn hóa Trung Hoa. Lẽ tự nhiên kẻ mạnh thì dễ tự tin, kẻ yếu thì kém hoặc không tự tin. Thời xa xưa khi Trung Quốc là cường quốc số một thế giới, các vương triều nước này tự xưng là Thiên triều, coi nước mình là văn minh nhất, là “Trung tâm tinh hoa (Trung Hoa)” của thế giới, người Trung Quốc thời ấy có lý do để tự tin. Nhưng sự kiêu ngạo của nhà nước phong kiến đã khiến nước này không giao lưu văn hóa với thế giới, bị tụt hậu sau phương Tây rất xa mà không biết. Đến khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Trung Quốc mới nhận ra văn hóa mình quá lạc hậu, cú sốc tâm lý này làm cho họ từ chỗ tự cao tự đại trở nên mất tự tin. Các học giả sôi nổi tranh cãi, hầu hết đổ tội cho “tính cách quốc dân” tồi tệ của người Trung Quốc. Họ cho rằng do chữ Hán khó học nên hầu hết quốc dân mù chữ, ngu dốt, vì thế nhất thiết phải cải cách chữ viết. Chữ Hán là đại diện chủ yếu, là niềm tự hào của văn hóa Trung Hoa mà còn bị chê trách như thế thì sao có thể tự tin vào nền văn hóa này. Trương Hồng Kiệt cho rằng Trung Quốc lạc hậu không phải do tính cách quốc dân yếu kém mà là do lạc hậu về chế độ, chứng cớ là tính cách dân Nhật, Hàn Quốc tuy chẳng khác gì dân Trung Quốc, nhưng do thực hiện cải tiến chế độ xã hội nên họ tiến nhanh hơn. Tính cách dân tộc có mặt tích cực và tiêu cực, mặt tiêu cực trong tính cách người Trung Quốc là do chế độ chuyên chế hơn 2000 năm tạo ra, người dân chưa bao giờ được làm chủ quốc gia mình, đất nước này là tài sản của kẻ khác, dân chỉ là nô lệ của chúng, vì thế dân không có tâm lý làm chủ, họ chẳng hề quý trọng mà có dịp là đập phá tất cả những gì ở bên ngoài căn nhà mảnh sân của mình. Trương Hồng Kiệt kết luận: Không cải cách cơ chế xã hội thì không thể đạt được mục tiêu thay đổi tính dân tộc lạc hậu; xã hội có hiện đại hóa thì mới tạo ra tính cách hiện đại của người dân. Nói cách khác, muốn cải tạo tính cách quốc dân trước tiên phải thay đổi chế độ xã hội, nhờ thế quốc dân mới có sự tự tin. Quan điểm này dường như không ăn nhập với chủ trương hô hào người Trung Quốc xây dựng tâm lý tự tin văn hóa. Tóm lại để tăng cường lòng tự tin văn hóa, người dân cũng như Nhà nước Trung Quốc còn phải làm rất nhiều việc, nếu chỉ đơn thuần “đưa văn hóa Trung Quốc đi ra ngoài” là chưa đủ. Người dân nước nào cũng đều cần có sự tự tin về văn hóa nước mình. Một nước lớn, đông dân nhất thế giới, từng trải qua một giai đoạn lịch sử đau buồn bị nước ngoài bắt nạt, xâm lược như Trung Quốc lại càng cần có tự tin văn hóa. Nhưng đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc, tự tin văn hóa được đặt lên tầm cao quyết định quá trình thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”, chủ trương khôi phục và tăng cường tự tin văn hóa được đưa lên thành quốc sách. Điều này cho thấy Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo rất thực dụng và dũng cảm, không sĩ diện hình thức. Có lẽ đó là kết quả sự tích tụ nhận thức của quá trình đi lên từ một thanh niên trí thức về nông thôn lao động, trải qua nhiều năm làm Bí thư chi bộ một đại đội nông dân công xã, ông đã hiểu rõ tâm lý thiếu tự tin của người nông dân Trung Quốc. Tăng cường lòng tự tin văn hóa của mỗi người dân là cách tốt nhất để thống nhất ý chí toàn dân, từ đó tăng được sức mạnh mềm của quốc gia. Hiển nhiên, nếu người Trung Quốc tạo ra được một sức mạnh mềm văn hóa tương xứng với sức mạnh cứng của họ thì quốc gia này sẽ có thể đóng góp nhiều hơn cho sự tiến bộ của cộng đồng loài người.